Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Bàm bàm và một số tác dụng chữa bệnh cần biết

Bàm bàm và một số tác dụng chữa bệnh cần biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 4,50 out of 5)
Loading...

Cây bàm bàm hay còn được gọi với một số tên khác là Đậu bẹt hay Dây bàm, là một loại cây thuộc họ đậu được các bác sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích.

Bàm bàm được xem là một cây thuốc quý với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người

Bàm bàm được xem là một cây thuốc quý với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người

Sơ lược thông tin về cây thuốc bàm bàm

Bàm bàm có tên khoa học là Entada phaseoloides Merr., E. sandess Benth. Đây là một loại dây leo, cứng. Lá kép hai lần lông chim, cuống chính dài 4cm -6cm, rộng 2cm -3 cm. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành bông, ít hoa ở kẽ lá, dài 15cm -20 cm. Quả dài 45cm-60 cm, có khi tới 1m, rộng 5cm-7 cm, hơi hẹp lại giữa các hạt. Hạt nhẵn, dày, màu nâu, đường kính 4cm -5 cm, có vỏ dày cứng như sừng.

Theo Đông y, Dây bàm bàm có vị hơi đắng và chát, tính bình; Hạt bàm bàm có vị ngọt và se, tính bình , có độc. Tác dụng Dây có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết. Hạt có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu.

Thành phần hóa học có trong cây Bàm bàm

Về thành phần hóa học, các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết trong bàm bàm có chứa một thứ saponin, nhiều nhất trong vỏ, trong hạt , ít hơn trong gỗ. Trong lá tươi hầu như không có hay có rất ít nên khó phát hiện. Ngoài saponin, trong hạt còn chứa một ancaloit và một chất dầu béo màu vàng, không vị. Chất ancaloit là một chất độc mạnh đầu tiên gây liệt chi dưới, sau làm chết con vật với liều 250 ml trên 1kg thể trọng.

Ứng dụng cây bàm bàm vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu dụng

Bàm bàm được vận dụng vào nhiều đơn thuốc chữa bệnh hữu ích

Bàm bàm được vận dụng vào nhiều đơn thuốc chữa bệnh hữu ích

  • Trị Sản hậu nuốt hơi tức ngực. Rễ Lài dưa sao vàng với rượu 100 g, ruột trái Bàm bàm nam đốt cháy đen 100 g, hai món hiệp chung tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần uống từ 1-2 muỗng cà phê, ngày 2 lần với nước nóng.
  • Chữa đau bụng máu, dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau ngang thắt lưng, đau bụng dưới. Ké đầu ngựa 1k g, vỏ Quýt 100 g, Gừng lùi 5 chỉ, Dây cứt quạ nhỏ lá 1kg, lá Quao 1 kg, Cỏ mực 1kg. Thuốc cứu 1/2 kg và trái Bàm bàm nam rang vàng tán nhỏ 300 g. Trừ bột trái Bàm bàm nam ra, còn mấy vị kia đổ nước nấu sôi châm nước thêm 3 lần, lượt bỏ xài nấu sền sệt thành cao, gia thêm bột trái Bàm bàm nam quậy đều. Mỗi lần uống từ một đến ba muỗng cà phê, ngày hai lần, uống khi bụng đói.
  • Trị nóng sốt, sài giật ở trẻ em: Lá bàm bàm tươi 50 g, phối hợp với lá găng trâu, lá chanh giã nhỏ, xát khắp người trẻ em như kiểu đánh gió. Vỏ giã nát ngâm nước, dùng nước ấy tắm ghẻ, bã vỏ, thì xát lên người vào những nơi ghẻ. Một số nơi dùng hạt bàm bàm để đặt lên vết rắn cắn.

Bên cạnh những lợi ích mà cây Bàm bàm mang lại thì các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai không được dùng.

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu Tứn khửn có công dụng như thế nào với nam giới?

Dược liệu Tứn khửn, còn được biết đến với tên gọi là “thần dược” của ...