Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Phình động mạch chủ bụng (AAA): Hiểu rõ và giải pháp

Phình động mạch chủ bụng (AAA): Hiểu rõ và giải pháp

Phình động mạch chủ bụng xảy ra khi thành động mạch chủ ở khu vực này bị giãn rộng hoặc phình ra một cách bất thường. Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Các yếu tố nguy cơ gây phình động mạch chủ bụng

Động mạch chủ bụng là đoạn quan trọng của động mạch chủ, trải dài qua ổ bụng và phân nhánh để cung cấp máu cho chi dưới. Nhiều yếu tố có thể góp phần làm suy yếu thành động mạch chủ, dẫn đến phình. Những nguy cơ phổ biến có thể là:

Xơ vữa động mạch: Sự tích tụ mảng bám làm cứng và yếu thành mạch máu.

– Tăng huyết áp: Áp lực máu cao liên tục gây căng thẳng lên thành động mạch.

– Hút thuốc lá: Các hóa chất trong thuốc lá làm tổn thương và giảm độ đàn hồi của thành động mạch.

– Người có tiền sử gia đình có người từng mắc AAA có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc AAA cao.

– Nam giới có nguy cơ mắc AAA cao hơn nữ giới.

Các dấu hiệu nhận biết

Đáng lo ngại là phình động mạch chủ bụng thường không gây ra triệu chứng rõ ràng cho đến khi túi phình lớn hoặc có biến chứng. Theo bác sĩ chuyên khoa tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các dấu hiệu nhận biết rõ nhất là:

– Đau âm ỉ kéo dài ở bụng hoặc lưng.

– Cảm giác mạch đập mạnh ở bụng, trùng với nhịp tim.

– Khó tiêu, buồn nôn (do túi phình chèn ép các cơ quan lân cận).

Mức độ nguy hiểm của phình động mạch chủ bụng

Sự nguy hiểm của AAA xuất phát từ khả năng vỡ của túi phình. Khi động mạch chủ bụng phình to:

– Nó có thể chèn ép các cơ quan trong ổ bụng.

– Kích thước túi phình tăng dần (trung bình 3-4mm/năm, có thể nhanh hơn ở một số đối tượng).

– Tăng nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối) bên trong túi phình, dẫn đến: Tắc nghẽn động mạch chi dưới, đột quỵ và suy thận hoặc tắc ruột cấp tính nếu huyết khối di chuyển đến thận hoặc ruột.

Nguy cơ vỡ túi phình là nguy hiểm nhất, với các triệu chứng:

+ Đau bụng dữ dội, lan ra sau lưng.

+ Huyết áp tụt mạnh, chóng mặt, ngất xỉu.

+ Da xanh tái, vã mồ hôi, dấu hiệu sốc mất máu.

+ Tỷ lệ tử vong khi vỡ AAA rất cao (80-90%) nếu không được phẫu thuật cấp cứu kịp thời.

Các phương pháp điều trị hiện nay

Mục tiêu chính khi điều trị AAA là ngăn ngừa vỡ và các biến chứng. Khi điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp dựa trên kích thước, vị trí và tốc độ phát triển của túi phình:

Điều trị bằng thuốc và theo dõi:

– Áp dụng cho túi phình nhỏ (thường dưới 5cm) và không có triệu chứng nghiêm trọng.

– Theo dõi định kỳ: Siêu âm Doppler hoặc chụp CT-Scanner mỗi 6-12 tháng.

– Kiểm soát yếu tố nguy cơ: Duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát huyết áp.

– Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm thuốc hạ huyết áp (ví dụ: ức chế men chuyển, chẹn beta); thuốc giảm mỡ máu (statins); thuốc chống đông máu (trong một số trường hợp cụ thể).

Phẫu thuật (Cân nhắc khi túi phình lớn trên 5.5cm hoặc có nguy cơ vỡ):

– Phẫu thuật mổ mở:

Thực hiện khi động mạch tổn thương nặng và bệnh nhân đủ sức khỏe. Bác sĩ rạch bụng, loại bỏ đoạn động mạch bị phình và thay thế bằng ống ghép nhân tạo.

– Phẫu thuật nội mạch (đặt stent graft):

Ít xâm lấn hơn, thường áp dụng cho túi phình lớn hoặc bệnh nhân có bệnh nền. Đưa ống thông có gắn stent graft qua động mạch đến vị trí phình để tạo đường dẫn máu mới, giảm áp lực lên túi phình.

Chăm sóc hậu phẫu thuật

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa cho biết việc chăm sóc sau phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi và ngăn ngừa biến chứng:

Tái khám định kỳ: Theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng động mạch và ống ghép.

– Kiểm soát huyết áp ổn định: Uống thuốc theo chỉ định.

– Ngừng hút thuốc lá hoàn toàn.

– Tập thể dục nhẹ nhàng: Theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức khỏe.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Giàu rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo bão hòa để phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát mỡ máu: Chỉ số, nguyên nhân và giải háp

Mỡ máu cao là một vấn đề sức khỏe âm thầm nhưng nguy hiểm, thường ...