Cây Tầm gửi là loại cây sống ký sinh trên bề mặt của nhiều loại thân gỗ và chứa những thành phần hóa học có lợi cho việc chữa trị một số bệnh lý, cũng như thải độc và mát gan. Các công dụng này đã được nhiều người biết đến và sử dụng.
Dược sĩ hướng dẫn sử dụng cây Tầm gửi điều trị bệnh
Công dụng chung của Tầm gửi
Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM cho biết, các loại Tầm gửi đa dạng đều là các dược liệu Đông y với nhiều công dụng chữa trị khác nhau như sau:
- Rối loạn tâm thần: Tầm gửi được sử dụng để hỗ trợ điều trị rối loạn tâm thần.
- Phong thấp và xương khớp: Có tác dụng giảm các triệu chứng của phong thấp và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp.
- An thai và thúc sữa: Đặc biệt hữu ích đối với phụ nữ, Tầm gửi giúp an thai và thúc sữa.
- Hỗ trợ gan và giảm đau: Cây Tầm gửi được sử dụng như một thành phần chính trong bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan và làm giảm đau.
Tác dụng cụ thể của các loại cây Tầm gửi là gì?
- Cây Tầm gửi mít:
-
- Lợi sữa, ngừa sốt rét.
- Bổ thận, mát gan.
- Chống tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
- Kết hợp với khôi nhung, bồ công anh, chè dây, có thể chữa viêm loét dạ dày.
- Cây Tầm gửi dâu:
-
- Lợi quan tiết.
- Khử phong thấp.
- Điều trị cao huyết áp.
- An thai, mạnh gân cốt, bổ can thận.
- Cây Tầm gửi bưởi:
-
- Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.
- Giảm triệu chứng viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp.
- Cải thiện đường tiêu hóa: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Cây Tầm gửi gạo:
-
- Hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu đục, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận.
- Có khả năng chống viêm mạnh mẽ, nên cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh lý về da.
- Cây Tầm gửi hồng:
-
- Được đánh giá cao về khả năng chữa các bệnh lý đường hô hấp như ho gió, ho có đờm, ho khan.
- Kết hợp với xạ can, bạch bì, trần bì,… có thể trở thành những bài thuốc chữa tai – mũi – họng hiệu quả.
Một số bài thuốc từ cây Tầm gửi để chữa trị bệnh
Dược sĩ các trường Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ:
- Chữa đau bụng cho thai phụ:
- 20g nước thơm, 60g Tầm gửi, 20g cao long ban (đã được nướng thơm), 3 chén ngải diệp.
- Rửa sạch và đun sôi cùng 600ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml. Uống thành nhiều lần trong ngày.
- Chữa cao huyết áp:
- 12g mỗi loại: mã đề, ngưu tất, câu đằng, chi tử, ý dĩ.
- 8g mỗi loại: trạch tả, xuyên khung; 16g Tầm gửi.
- Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa thấp khớp:
- Dùng 12g mỗi loại như đỗ trọng, độc hoạt, thiên niên kiện, khương hoạt, thổ phục linh, thục địa, đan sâm, xích thược, kê huyết đằng.
- Thêm 20g đẳng sâm, 16g hoài sơn, 12g cây Tầm gửi, 10g ngưu tất.
- Rửa sạch và sắc lấy nước uống.
- Chữa sốt rét, hen sữa, ho gà ở trẻ nhỏ:
- 20g Tầm gửi khế, 9g lá hẹ, 15g rau má, 9g lá bạc hà.
- Rửa sạch, sao vàng, sau đó sắc lấy nước uống liên tục trong 20 ngày.
- Chữa ho ra máu:
- 10g rễ chuối hột, 15g thài lài tía, 15g rễ cỏ tranh, 15g Tầm gửi.
- Rửa sạch và sắc lấy nước uống.
- Chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh:
- 10g ngưu tất, 15g Tầm gửi dâu.
- Sắc với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 1/3 nước, sau đó chắt lấy phần nước để uống.
Một số bài thuốc từ cây Tầm gửi để chữa trị bệnh
Cách sử dụng cây Tầm gửi để điều trị bệnh
Cách sử dụng cây Tầm gửi để điều trị bệnh có thể thực hiện bằng cả dạng tươi và khô. Khi lựa chọn cây Tầm gửi tươi, nên chọn cây có lá bóng và màu xanh thẫm, thân cây giòn. Đối với cây Tầm gửi khô, nên chọn loại có mùi thơm đặc trưng để đảm bảo giữ nguyên đặc tính dược liệu.
Dưới đây là một số cách chế biến cây Tầm gửi để sử dụng trong việc chữa bệnh trong Đông Y:
- Pha trà:
-
- Lấy một nhúm cây Tầm gửi khô, đặt vào ấm trà, đổ chút nước sôi để rửa sạch và loại bỏ tạp chất.
- Đổ nước đi và thêm 150ml nước sôi vào ấm.
- Chờ khoảng 5 – 7 phút để trà ngấm, sau đó rót ra chén và uống.
- Sắc thuốc:
-
- Sử dụng 58 – 80g Tầm gửi khô đã được rửa sạch, cho vào ấm cùng 1.5 lít nước.
- Sắc lấy nước và uống trong ngày.
- Ngâm rượu:
-
- Sử dụng rượu trắng 45 độ và Tầm gửi đã được chuẩn bị.
- Chặt cây Tầm gửi thành khúc vừa kích thước bình ngâm, lá được vặt riêng.
- Xếp lá dưới đáy bình và đổ rượu vào để ngập cây.
- Để nguyên như vậy trong 30 ngày, sau đó sử dụng mỗi ngày 1-2 chén nhỏ trong mỗi bữa ăn.
Tổng hợp bởi yduochocvietnam.edu.vn