Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Dược sĩ chia sẻ những cây thuốc nam trị gai cột sống hiệu quả

Dược sĩ chia sẻ những cây thuốc nam trị gai cột sống hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong tự nhiên, có vô vàn những loại cây dược liệu quen thuộc với tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp rất tốt. Cùng Y dược học Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 

 

Gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống hay còn biết đến là một dạng của thoái hóa cột sống. Khi các đốt sống bị ma sát vào nhau lâu ngày sẽ gây bào mòn, dẫn đến hiện tượng tích tụ canxi bất thường, từ đó làm xuất hiện các xương gai ra ở phía ngoài và hai bên của cột sống, được gọi là gai cột sống.

Theo kiến thức Đông y, bệnh gai cột sống bắt nguồn từ nguyên nhân do hàn khí/ thấp nhiệt ngưng đọng tại đốt sống khiến máu không được lưu thông tốt, dẫn đến hiện tượng tụ canxi và hình thành các mỏm xương gai.

Bệnh gai cột sống thường xảy ra những biểu hiện như:

  • Đau vùng cổ, vai, thắt lưng. Cơn đau tăng lên khi đứng hoặc di chuyển, vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Mất cân bằng cơ thể
  • Tay chân hoặc cơ bắp bị yếu đi
  • Đau tê ở cổ lan dài qua hai tay hoặc đau từ lưng chạy dọc xuống hai chân
  • Bị giảm khả năng vận động ở cổ, tay, cánh tay…
  • Với trường hợp nguy kịch, bệnh nhân có thể tiểu tiện và đại tiện mất kiểm soát
  • Với trường hợp rất nặng, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng rối loạn thần kinh thực vật (rối loạn các phản xạ, suy giảm hô hấp, tăng tiết mồ hôi,…).

 

 

Một số cây thuốc nam hỗ trợ điều trị gai cột sống

Theo bác sĩ Y học cổ truyền Minh Tâm hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ một số cây thuốc nam hỗ trợ điều trị gai cột sống như:

  • Lá lốt

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 500g lá lốt, 50 – 70g lá đinh lăng, đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc chung với 3 bát nước trên lửa nhỏ đến khi còn 1 bát. Chắt bỏ bã và uống thuốc khi còn ấm sau bữa ăn tối. Kiên trì sử dụng trong khoảng từ 10 – 15 ngày sẽ bắt đầu thấy hiệu nghiệm rõ rệt.

Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 30g lá lốt, 30g hy thiêm hào và 25g ngải cứu. Các nguyên liệu đem rửa sạch sau đó giã nát và cho thêm 1 thìa muối hạt vào giã cùng. Sử dụng 1 túi vải sạch để bọc hỗn hợp thuốc rồi đắp lên vùng bị tổn thương. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

  • Cây đinh lăng

Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị khoảng 20g rễ đinh lăng. Đem rửa sạch rồi sao trên chảo nóng cho khô. Tiếp đến cho vào ấm sắc chung với khoảng 500ml nước đến khi còn khoảng 150ml thì ngưng. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày và nhớ sử dụng khi còn ấm nóng.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12g rễ đinh lăng, 8g hà thủ ô, 8g cối xay, 8g huyết rồng, 8g cỏ xước, 8g thiên niên kiện, 4g vỏ quýt, 4g quế chi. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc rồi đổ đầy nước. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 2 bát nước cốt thì tắt bếp. Có thể chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, kiên trì liên tục 10 ngày sẽ bắt đầu cảm nhận rõ tác dụng.

  • Ngải cứu

Bài thuốc đắp: Cần chuẩn bị khoảng 1 nắm ngải cứu cùng với 3 thìa muối biển. Ngải cứu đem rửa sạch rồi để ra rổ cho ráo nước. Sau đó cho lên chảo sao nóng với muối biển trên lửa nhỏ. Dùng vải mỏng bọc thuốc lại và chườm trực tiếp lên vị trí đốt sống bị đau nhức. Để giảm triệu chứng gai cột sống, bạn cần thực hiện bài thuốc đều đặn 1 – 2 lần/ngày trong 1 tháng liên tục.

Bài thuốc uống: Chuẩn bị 300g ngải cứu cùng với 2 – 3 thìa cà phê mật ong. Ngải cứu đem rửa sạch với nước muỗi loãng rồi để ráo. Sau đó cho vào cối giã nát và vắt lấy nước cốt. Thêm mật ong vào khuấy đều và chia làm 2 lần uống trong ngày. Cần duy trì đều đặn trong ít nhất là 3 tháng.

 

Có thể bạn quan tâm

Tác động huyệt Dũng tuyền điều trị ho như thế nào?

Huyệt dũng tuyền là một trong những huyệt quan trọng của cơ thể, thuộc kinh ...