Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây trứng ếch gồm rễ, thân, lá đều được dùng làm dược liệu. Bài viết sau chia sẻ một số bài thuốc có dùng dược liệu cây trứng ếch.
- Những món ăn bài thuốc chữa bệnh từ kim ngân hoa
- Y học cổ truyển bài thuốc Đông Y chữa chứng tê buồn
- Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ chua me đất hoa vàng
Trong Đông Y cây trứng ếch có tác dụng gì?
Loại dược thảo này có thể thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Khi thu hái về, bạn đem phân loại từng bộ phận, rửa sạch và phơi khô. Riêng rễ và thân cây thì cần thái mỏng trước khi phơi sấy.
Lá và thân cây trứng ếch có chứa nhiều tinh dầu. Thành phần chính của thân cây là cumarin. Cây có vị đắng, tính bình, có các tác dụng: Hành huyết, tán ứ, giải độc, tiêu đờm, giảm sưng đau, mạnh gân xương, kiện kinh khí, thông đại tiện, lợi tiểu và làm giãn nở trường vị.
Cây trứng ếch trong Đông Y chữa bệnh gì? Cây giúp bồi bổ sức khỏe, chữa kém ăn sau sinh, nóng gan, vàng da, bế kinh, tắc kinh nguyệt, mụn nhọt hoặc lở loét ngoài da,… Theo khuyến nghị của các thầy thuốc đông y, mỗi ngày người bệnh có thể sử dụng 6 cho tới 12g dược liệu cây trứng ếch tùy theo mục đích điều chữa bệnh. Các cách sử dụng vị thuốc này gồm: Ngâm rượu, sắc thuốc hoặc tán bột uống.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây trứng ếch
Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ tác dụng của cây trứng ếch sử dụng trong chủ chữa một số bệnh sau:
- Chữa kinh nguyệt không đều: Sử dụng 20g lá trứng ếch khô, đem sắc với 400ml nước trong 15 phút. Sau đó, bạn chia thuốc sắc uống 2 lần/ngày;
- Chữa mụn nhọt, vết loét ngoài da: Chuẩn bị một lượng lá trứng ếch vừa đủ, đem sao rồi tán bột. Khi dùng, rắc bột lên khu vực bị mụn nhọt, lở loét khoảng 2 cho tới 3 lần/ngày. Có thể nấu lá cây trứng ếch với nước để rửa vị trí bị mụn nhọt, lở loét;
- Kiện tinh, làm mạnh gân xương: Phơi khô thân và lá cây trứng ếch. Sau đó, bạn tán thành bột mịn, uống theo liều lượng được khuyến nghị bởi thầy thuốc đông y (khoảng 6 cho tới 12g). Để nâng cao hiệu quả chữa liệu, người bệnh có thể phối hợp trứng ếch với các loại thảo dược khác như dây đau xương, vỏ cây ngũ gia bì và vỏ gòn;
- Giải nhiệt, kích thích tiêu hóa và bồi bổ sức khỏe phụ nữ sau sinh: Phơi khô thân và lá cây trứng ếch, mỗi ngày sắc khoảng 10 cho tới 12g lấy nước đặc, uống hằng ngày cho tới khi sức khỏe được cải thiện;
- Làm mạnh gân xương: Chuẩn bị 1kg thân và rễ cây trứng ếch khô cùng với 2 lít rượu 40 cho tới 45°. Sau đó, đem dược liệu sao vàng, hạ thổ cho nguội bớt rồi ngâm với rượu trong bình thủy tinh. Đợi khoảng 30 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày nên uống 2 cho tới 3 ly rượu thuốc nhỏ.
Hình ảnh cây nàng nàng (cây trứng ếch)
*Lưu ý: Do mặt dưới của lá trứng ếch có màu bạc giống lá bạc thau nên có nơi gọi là cây bạc thau và cũng dùng để chữa bệnh khí hư, bạch đới.
Trong y học cổ truyền, cây trứng ếch có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Khi sử dụng các bài thuốc từ loại thảo dược này, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y, tuân thủ đúng về liều lượng và thời gian dùng để đảm bảo hiệu quả chữa liệu tốt nhất.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn