Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Thừa cân béo phì ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ

Thừa cân béo phì ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thừa cân béo phì làm tăng các nguy cơ về bệnh mãn tính, ở trẻ em bệnh khiến trẻ tăng trưởng sớm, dễ dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý…

Thừa cân, béo phì là bệnh ở trẻ em khá phổ biến
Thừa cân, béo phì là bệnh ở trẻ em khá phổ biến

Tìm hiểu về thừa cân béo phì ở trẻ

Thừa cân, béo phì là bệnh ở trẻ em khá phổ biến. Theo tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một số vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Với những trẻ em từ 2 tuổi cho tới những người dưới 20 tuổi, nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng cách phân vị từ 85 đến 95 là có nguy cơ béo phì. Và trẻ được coi là béo phì nếu BMI nằm trong vùng phân vị lớn hơn 95.

Nguy cơ về sức khỏe của thừa cân béo phì ở trẻ

Các chuyên gia Y Dược học Việt Nam cho biết: Trẻ bị thừa cân, béo phì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ béo phì ở người lớn. Những người lớn bị béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên. Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành.

Trẻ bị thừa cân, béo phì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển
Trẻ bị thừa cân, béo phì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển

Trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập. Các nguy cơ do bệnh béo phì gây ra ở trẻ em tùy mức độ có thể dẫn tới những bất lợi ít nhiều nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ. Điều bất lợi đầu tiên thuộc về lĩnh vực tâm lý – xã hội. Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những “cái nhìn” thiếu thiện cảm của mọi người, điều có thể đưa tới một sự khó chịu, khổ tâm sâu sắc. Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến sự rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác như: tăng cholesterol, mỡ máu cao (hypercholestérolémie) hoặc một sự tiết dư thừa quá mức chất insulin có thể dẫn đến tiểu đường sau này.

Như vậy chứng béo phì ở trẻ em là một bệnh lý độc lập nhưng là nguồn gốc và yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh tật cũng như các biến chứng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành, như rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp (dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não), tăng cholesterol (dẫn đến nhồi máu cơ tim), sỏi mật, cơ xương khớp, bệnh ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến, rối loạn tuần hoàn não…, hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới (complications orthpédiques)…,

Có nghiên cứu cho rằng TC-BP ở độ tuổi 14-19 có liên quan tới tăng tỷ lệ tử vong ở lứa tuổi sau 30. Chỉ số khối cơ thể (BMI) ở trẻ em và vị thành niên liên quan tới nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành. TC-BP cũng liên quan tới một số tình trạng thiếu dinh dưỡng, ví dụ thiếu vitamin D, thiếu sắt (nguy cơ cao gấp 2 lần trẻ bình thường).

Theo Cao được Dược

.

Có thể bạn quan tâm

dau-bung-kinh

Bị trúng thực nên ăn uống gì?

Trúng thực là gì? Trúng thực là khi chúng ta ăn trúng một loại thực ...