Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Một số điểm cần lưu ý trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Một số điểm cần lưu ý trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là một dạng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính, căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi, có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ và dẫn đến rối loạn ngôn ngữ. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể gây các biến chứng nhiễm trùng sọ não rất nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc gây liệt dây thần kinh số 7.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhân biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Trẻ bị viêm tai giữa do nhiều nguyên nhân gây ra như sức đề kháng kém, trẻ nằm bú sữa bình không cẩn thận khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm, do bị cảm lạnh, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, bị tác động từ bên ngoài, chọc ngoáy vào tai, do chất xuất tiết ở mũi họng lan lên tai giữa khiến tai giữa bị viêm nhiễm. Do nhiễm vi khuẩn Steptococcus, Pneumomiae, Heamophilus influenza… ở trẻ sơ sinh thường bị nhiễm vi khuẩn gram âm: Escheria coli, enterrococci….siêu vi vòm mũi họng dẫn đến viêm, phù nề vòi nhĩ, nhiễm siêu vi như là một tác nhân gây bệnh ở tai giữa và cũng một phần là do chưa giáo dục trẻ sớm biết cách vệ sinh tai.

Khi trẻ bị mắc bệnh viêm tai giữa thường có những triệu chứng sốt cao trên 39 độ, kèm theo nhức đầu, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, rối loạn hệ tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, tai bị đau và khó chịu, khi bệnh phát triển nặng hơn sẽ xuất hiện mủ trong tai.

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Việc điều trị căn bệnh trẻ thường gặp này cần dựa theo từng giai đoạn phát triển của bệnh, bệnh viêm tai giữa cấp thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.

Ở giai đoạn sung huyết: Để điều trị bệnh ở giai đoạn này hiệu quả thì chỉ cần sủ dụng loại kháng sinh nhóm B lactam với những loại thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

Giai đoạn ứ mủ: Việc trích trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ ở giai đoạn này cần được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết. Nếu dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng sẽ ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ. Giai đoạn này việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ rất có ý nghĩa.

Trong trường hợp trẻ bị vỡ mủ thì phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được các bác sỹ hướng dẫn chăm sóc cũng như cách để vệ sinh tai cho trẻ và phòng ngừa được những biến chứng khác cho tai.

Những lưu ý trong việc dùng thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ

Theo như tin tức Y Dược chia sẻ, việc sử dụng thuốc nhỏ tai để điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ cần phải hết sức lưu ý, nếu sử dụng sai loại, sai cách có thể gây những tai biến đáng tiếc như làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương của tai thậm chí có thể gây chít hẹp ống tai ngoài ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe của trẻ.

Lưu ý trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Lưu ý trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Nhiều bậc phụ huynh vì thấy dịch mủ chảy ra nhiều nên đã dùng một số loại thuốc bột kháng sinh rắc vào tai trẻ, đây là một việc làm tai hại, bởi những dược liệu có trong thuốc viên sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng dịch viêm không được dẫn lưu ra ngoài sẽ phá hủy sang phần xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm thậm chí gây biến chứng nội sọ đồng thời làm cho khi khám các thầy thuốc rất khó đánh giá đúng tình trạng của tai bệnh do không quan sát được màng tai, phụ huynh chỉ lên dùng những loại thuốc bột nguyên chất có khả năng hòa tan để tránh việc cản trở dẫn lưu của dịch tai giữa ra ngoài.

Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ vì có thể để lại những di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai. Tất cả việc chẩn đoán điều trị phải dựa trên những thông tin của các bác sỹ có chuyên môn.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

dau-bung-kinh

Bị trúng thực nên ăn uống gì?

Trúng thực là gì? Trúng thực là khi chúng ta ăn trúng một loại thực ...