Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Sức Khoẻ Làm Đẹp > Tận dụng mùa dưa bở làm thuốc trị bệnh và làm đẹp

Tận dụng mùa dưa bở làm thuốc trị bệnh và làm đẹp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ngoài công dụng giải khát rất hiệu quả trong những ngày hè oi bức. Dưa bở còn có những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.

Tận dụng mùa dưa bở làm thuốc trị bệnh và làm đẹp

Tận dụng mùa dưa bở làm thuốc trị bệnh và làm đẹp

Lợi ích từ cuống đến hạt của dưa bở

Theo Đông y, dưa bở là trái cây có tính lạnh, vị ngọt, thông khí và lợi tiểu. Trong những ngày hè nóng nực, nếu bạn ăn dưa bở có thể phòng ngừa được chứng cảm nắng hiệu quả.

Dưới đây là những lợi ích từ dưa bở mang lại:

– Cuống dưa bở: Có vị đắng và tính lạnh, có tác dụng hữu hiệu trong việc thông đại tiểu tiện, chữa sốt rét cơn, có tác dụng gây nôn, giải độc…

– Hạt dưa bở: Có tính mát, vị ngọt, tác dụng của loại hạt này là nhuận tràng, thanh phế, điều hòa trong bụng, đặc biệt là trị các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị.

Ngoài ra, hạt dưa bở còn có khả năng chữa đại tiện táo bón, ho khan…

– Hoa và lá dưa bở: Ít ai biết rằng, hoa dưa bở cũng có công dụng hữu hiệu cho sức khỏe trong việc chữa đau tim, chữa nấc… Ngoài ra, lá dưa bở còn có tác dụng trị mất kinh ở phụ nữ.

Dưa bở: Trong dưa bở có tới hơn 95% là nước, lượng đường thấp và ít calo. Chính điều này giúp dưa bở có tác dụng hữu hiệu, hỗ trợ tốt cho những người béo phì muốn giảm cân.

Chính vì vậy, bạn có thể làm sinh tố dưa bở hoặc kết hợp dưa bở với thanh long càng tốt để sở hữu vóc dáng thon gọn hơn.

Bài thuốc chữa bệnh từ dưa bở

Bài thuốc chữa bệnh từ dưa bở

Những bài thuốc chữa bệnh từ dưa bở và lưu ý không được bỏ qua khi ăn

Bác sĩ YHCT, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Không chỉ là trái cây ngon mát, dưa bở còn giúp cải thiện giấc ngủ của chúng ta vào mùa hè oi ả, chữa táo bón cực tốt. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ loại quả đang vào mùa chính vụ này:

Chữa mất ngủ: Dưa bở 200g, hạt sen 100g, hoa nhài 20g, đường trắng 200g. Cho hoa nhài vào nước đun thật kỹ, sau gạn lấy 300ml nước sắc hoa nhài, hạt sen giã nhỏ, rồi cho tất cả vào nồi, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đến khi thấy hạt sen đã chín nhừ thì cho đường vào trộn đều để đường tan hết là được. Mỗi ngày ăn một lần.

Chữa táo bón: Hạt dưa bở 10g, khoai lang 30g, đường đỏ 10g. Giã nhỏ hạt dưa bở cùng khoai lang rồi cho vào 250ml nước đun nhỏ lửa, khi khoai chín cho đường vào trộn đều là được. Cần ăn vào buổi sáng sớm, khi mới ngủ dậy, ăn liền trong 5 buổi sáng bệnh sẽ khỏi.

Giải độc cơ thể: Lấy 1g cuống dưa cộng với 3g đậu đỏ hạt nhỏ, sau đó đem tán hai loại này, trộn lẫn rồi uống. Có thể chiêu thuốc bằng nước sôi hoặc bằng nước sắc đậu sị (vị thuốc từ đậu đen) để có tác dụng mạnh hơn.

Sau khi uống loại thuốc này sẽ có tác dụng gây nôn, giúp bệnh nhân nôn ra chất độc. Trong trường hợp uống liều thuốc này mà vẫn chưa gây nôn, có thể cho tăng liều thêm một chút để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện, tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Làm đẹp da: Dưa bở, táo tàu mỗi loại 250g đem rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, cho thêm 150g cà rốt luộc nhừ, nghiền nhuyễn, chia ăn 2 lần trong ngày giúp nhuận phế, kiện tì, dưỡng da. (Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Bình Thạnh TPHCM chia sẻ)

Lưu ý: Những người tì vị hư hàn, bụng trướng tức, đại tiện phân loãng không ăn loại dưa này. Những người bị xuất huyết, thể chất hư nhược thì không được uống các loại nước thuốc bằng cuống quả dưa bở. Trước khi gọt dưa nên rửa sạch tay. Với dưa bở đã gọt vỏ phải bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh ruồi nhặng.

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ chia sẻ thông tin về bệnh tâm thần phân liệt

Biểu hiện bệnh tâm thần phân liệt là loại bệnh loạn thần nặng, tiến triển ...