Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Rốn rụng muộn có phải là hiện tượng bình thường hay không?

Rốn rụng muộn có phải là hiện tượng bình thường hay không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Dây rốn là con đường vận chuyển oxy và dinh dưỡng cung cấp từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai. Vậy khí sinh xong dây rốn rụng muộn có gì đáng lo ngại?

Những lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Thông thường, cuống rốn sẽ khô dần và tự rụng sau khoảng 7 – 10 ngày kể từ khi bé được sinh ra. Tuy nhiên có một số trường hợp dây rốn của trẻ rụng khá muộn, vậy đây có phải là hiện tượng bình thường trong Tây y hay không?

Những lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Dây rốn là con đường vận chuyển oxy và dinh dưỡng cung cấp từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, sau khi sinh, đứa trẻ sống độc lập, rời khỏi sự cung cấp dinh dưỡng như khi còn bào thai. Bởi vậy, các mạch máu trong dây rốn không còn chức năng và ngừng hoạt động. Thông thường, cuống rốn sẽ khô dần và tự rụng sau khoảng 7 – 10 ngày kể từ khi bé được sinh ra. Phần động mạch và tĩnh mạch rốn trong cơ thể đứa bé cũng sẽ đóng lại, mất chức năng và xơ hóa theo thời gian.

Việc chăm sóc rốn cho bé là cần thiết và không quá phức tạp. Mục đích là giữ cho dây rốn của bé sạch, mau rụng và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều bà mẹ còn chưa nhận thức đầy đủ nguy cơ và chăm sóc rốn chưa đúng cách. Cần lưu ý tình trạng rốn của bé và đưa bé đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường như rốn lồi, sưng nóng đỏ…

Rốn rụng muộn có phải là hiện tượng bình thường hay không?

Rốn rụng muộn có phải là hiện tượng bình thường hay không?

Nguyên nhân nhiều trường hợp có hiện tượng rụng rốn muộn

Tuy rằng không phải là căn bệnh trẻ em nguy hiểm nhưng nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trẻ sơ sinh rụng rốn muộn là do cách chăm sóc sai lầm của cha mẹ. Một số bà mẹ có tâm lý lo sợ con bị đau và tổn thương khi bị đụng chạm vào rốn. Các phụ huynh này nghĩ vùng rốn sau sinh nhỏ bé và dễ tổn thương, không cẩn thận có thể khiến bé đau, chảy máu, nhiễm khuẩn… Thậm chí có nhiều bà mẹ sử dụng cồn hoặc rượu để vệ sinh rốn cho trẻ. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm. Thường các bà mẹ trong trường hợp này băng kín rốn và tránh tối đa đụng chạm vào rốn của trẻ. Mặc dù cách này có thể giúp rốn hoàn toàn tránh được bụi bặm, nước tiểu,… Tuy nhiên, những cách chăm sóc này đều không chính xác. Rốn băng quá kín sẽ không thoát hơi được, không thông thoáng. Việc vệ sinh rốn bằng cồn hay rượu sẽ làm rốn ướt và lâu khô hơn, không những tránh được nhiễm khuẩn mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển là làm rốn lâu rụng hơn. Hơn nữa, khi băng quá kín và ngại đụng chạm, bà mẹ không thể quan sát rốn kỹ càng hàng ngày và khó phát hiện được những bất thường nếu có. Việc bỏ sót các bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé sơ sinh. Bởi vậy cách chăm sóc như trên có hại nhiều hơn có lợi.

Rốn rụng muộn được hiểu là rốn rất lâu rụng, bé trên 2 tuần tuổi mà vẫn còn cuống rốn. Nhiều trường hợp mặc dù đã chăm sóc đúng cách nhưng rốn vẫn rụng muộn có thể là do kiểu rốn quá sâu, quá phẳng hoặc quá lồi. Những trường hợp này cần được theo dõi kỹ lưỡng để xử trí các bất thường kịp thời. Trên thực tế, quá trình rụng rốn thực ra không hề quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý để phân biệt rốn rụng muộn do kiểu rốn hay rốn rụng muộn do nhiễm khuẩn. Những trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn cần đưa bé đến bác sĩ nhi.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm Y tế khi thấy trẻ sơ sinh lâu rụng rốn

Cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm Y tế khi thấy trẻ sơ sinh lâu rụng rốn

Theo đó, việc chăm sóc đúng cách nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và giúp rốn nhanh rụng đơn giản là giữ rốn khô thoáng. Tổ chức Y tế thế giới – WHO đã đưa ra khuyến cáo về cách chăm sóc rốn sau khi rụng đơn giản mà hiệu quả như sau:

– Không hoặc hạn chế băng rốn trong hầu hết trường hợp. Tuyệt đối không bôi thuốc lên rốn khi không có chỉ định.

– Quan sát cuống rốn hàng ngày khi tắm cho bé. Khi phát hiện cuống rốn không sạch, chỉ nên rửa cuống rốn với dung dịch nước muối sinh lý rồi lau khô hoặc vết bẩn đặc biệt rửa bằng xà phòng dành riêng cho bé.

– Không sử dụng cồn, rượu hoặc xà phòng không dành cho bé.

– Sau khi vệ sinh cuống rốn, rốn cần được lau khô và để hở, không băng kín.

Để biết chính xác nguyên nhân dây rụng rốn muộn do đâu thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em thường mắc phải

Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền ...