Hen suyễn là một bệnh liên quan tới đường hô hấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thì nên lưu ý cẩn thận vì người già tuổi cao, sức yếu dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Vì sao NCT dễ mắc bệnh?
Ở NCT, mọi chức năngcủa cơ thể đã bắt đầu hoặc đã suy giảm, trong đó chức năng miễn dịch suy giảm rõ rệt. Vì vậy, NCT dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, dễ bị kích ứng với tác nhân lạ (bụi bẩn, khói thuốc, khói bếp, lông chó, mèo), hoặc một số ký sinh trùng(mạt, mò, nấm mốc…).
Hen suyễn là một bệnh liên quan tới đường hô hấp
Một số thực phẩm cũng có thể kích thích gây nên cơn hensuyễn ở NCT hoặc làm cho bệnh hen suyễn nặng (tôm, cua, mắm tôm, trứng vịtlộn). Ngoài ra, tác dụng phụ của một số thuốc (thuốc điều trị bệnh về khớp loạikhông steroid như diclofenac, piroxicam, indomethacin, tilcotil…; thuốc điềutrị bệnh tăng huyết áp loại chẹn bêta (atenolol) cũng gây bệnh hen hoặc làm chobệnh hen nặng thêm. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ cao làm xuất hiện cơnhen hoặc làm cho cơn hen nặng thêm ở NCT là thời tiết thay đổi (nóng, lạnh độtngột), viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đỉa, bệnhchàm, hút thuốc lá, thuốc lào.
Nhận biết bệnh bằng cách nào?
Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực thường thấy ở hầu hết bệnh nhân hen suyễn, trong đó khó thở là triệu chứng đặc trưng nhất do co thắt phếquản đột ngột. Cơn hen cấp tính ít khi có dấu hiệu báo trước và khi lên cơn henthường khó thở, làm người bệnh rất mệt mỏi, đôi khi thấy môi bị tím tái, lồngngực, cơ hoành bị co kéo do thiếu dưỡng khí đột ngột. Người bệnh thường phảingồi dậy để thở, kèm theo là tiếng khò khè trong ngực, xuất tiết nhiều chất đờm(lúc đầu là đờm đặc, sau đó lỏng dần). Bệnh nhân có thể sốt do bội nhiễm. Ở NCT thường sốt nhẹ hoặc không sốt do phản ứng của cơ thể bị giảm. Khi bị viêm nhiễmđường hô hấp kèm theo thì niêm mạc đường hô hấp (khí quản, phế quản, phế nang)sẽ bị sưng nề làm chít hẹp đường đi của dưỡng khí nên càng gây khó thở.
Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực thường thấy ở hầu hết bệnh nhân hen suyễn
Người bị hen suyễn mạn tính thường mệt mỏi, da xanh, lười vận động do thiếu oxytrường diễn. Ho là một triệu chứng luôn thấy ở NCT bị hen suyễn do phế quản bịphù nề kèm theo bị co thắt mạnh, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng quá, lạnhđột ngột) hay lao động nặng hoặc khi gắng sức (bưng bê vật nặng, lên cầuthang). Ho kéo dài nhiều ngày, thường xảy ra vào nửa đêm về sáng và nhất là khibệnh nặng lên. Ho liên tục hoặc thỉnh thoảng nên người bệnh thường nghĩ mình bịviêm họng chứ không phải hen suyễn. Hen là một bệnh hay gặp ở NCT, tuy vậy,bệnh hay bị bỏ sót vì ở NCT đôi khi còn mắc một số bệnh khác cũng gây khó thởnhư bệnh tim, bệnh giãn phế quản, bệnh khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạntĩnh (COPD).
Lời khuyên của bác sĩ
NCT cố gắng không để mắc các bệnh về đường hô hấp. Muốn vậy,cần vệ sinh răng miệng thật tốt, nhất là người mang răng giả. Khi có nghi ngờmắc bệnh đường hô hấp, nhất là những người có cơ địa dị ứng, cần phải đi khámbệnh ngay và điều trị dứt điểm, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Những người đãmắc bệnh hen ngoài điều trị bệnh khi lên cơn hen, việc điều trị dự phòng là hếtsức quan trọng nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc nặng thêm. Người bệnh hensuyễn nên đi khám bệnh định kỳ hoặc được bác sĩ theo dõi sát sao. Khi NCT lên cơn hen cấp, cần khẩn trương đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh để xảy ra sự cố không mong muốn.
Khi NCT lên cơn hen cấp, cần khẩn trương đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu
Để tránh mắc bệnh hen hoặc cơn hen không tái phát, người bệnh cần được ở trong nhà thoáng mát, không có khói, bụi; không hútthuốc lá, thuốc lào, tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ cao gây hen suyễnhoặc làm cho bệnh nặng thêm như: tôm, cua, ốc… Không nên nuôi chó, mèo trongnhà khi có người mắc bệnh hen suyễn. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, đặc biệt làvươn vai và tập hít thở thật sâu cũng là một biện pháp phòng bệnh hen và cải thiện cuộc sống.