Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Một số bài thuốc đông y từ vị thuốc liên cập thảo

Một số bài thuốc đông y từ vị thuốc liên cập thảo

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y với các công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da…

Vị thuốc liên cập thảo

Trong thành phần liên cập thảo có chứa 55% chất nhầy, một ít tinh dầu và glycogen. Thân rễ đã được phơi khô hoặc sấy khô để làm vị thuốc. Vào tháng 8 đến 11 hằng năm, người ta thường đào thân rễ, bỏ phần thân đã tàn lụi và các rễ nhỏ, rửa sạch nhúng vào nước sôi khoảng 3 đến 5 phút cho đến khi không còn ruột trắng. Đem rễ ra phơi cho đến khi một nửa đã khô và một nửa chưa khô, bóc vỏ ngoài rồi lại tiếp tục phơi cho đến khi khô.

Theo các bác sĩ giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn, cây liên cập thảo có tính bình, vị đắng quy và phế kinh.. Hiện nay, Liên cập thảo chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm cổ của dân gian, làm thuốc cầm máu, trong các trường hợp nôn ra máu, lỵ ra máu, chảy máu cam, đau mắt đỏ và dùng ngoài đắp mụn nhọt sưng tấy và bỏng lửa. Liều lượng dùng có thể sử dụng từ 4 gram đến 12 gram dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Bài thuốc Đông Y từ vị thuốc liên cập thảo

Chữa nôn ra máu, chảy máu dạ dày: Liên cập thảo tán nhỏ và sử dụng cùng với nước cháo hoặc nước cơm, liều lượng dùng 10 đến 15 gram/ngày. Hoặc sử dụng bài liên cập thảo 2 phần và tam thất 1 phần. Tán thuốc nhỏ và sử dụng cùng với nước cháo hoặc cơm. Mỗi lần sử dụng từ 4 đến 8 gram và ngày chia sử dụng làm 2 đến 4 lần.

Chảy máu cam: Đem vị thuốc đông y tán nhỏ, trộn cùng với nước và đắp lên sống mũi và sử dụng từ 1 đến 3 gram.

Chữa vết thương do chém: Những vị thuốc bao gồm liên cập thảo 20 gram và thạch cao 20 gram. Hai vị thuốc này tán nhỏ và trộn đều. Rắc bột lên vết thương và rất nhanh hàn miệng.

Chữa ung nhọt sưng đau: Tán nhỏ dược liệu và trộn cùng với một ít nước, đặt trên giấy bản và đắp.

Chữa bỏng do lửa: Tán nhỏ vị thuốc liên cập thảo, sau đó hòa vào dầu vừng rồi bôi vào vết bỏng.

Chữa sa dạ con: Những vị thuốc bao gồm: liên cập thảo, ô đầu mỗi vị một lượng bằng nhau sau đó tán nhỏ. Đem khoảng 4 gram bọc vào bông vô trùng để sâu vào trong âm đạo. Khi thấy trong bụng nóng lên thì bỏ ra ngoài. Tiến hành này 1 lần.

Liên cập thảo hay còn có tên gọi khác là liên cập thảo. Trong liên cập thảo, bạch có nghĩa là trắng, vị thuốc sắc trắng lại mọc liên tiếp. Trong đông y, liên cập thảo có vị đắng, tính bình có công dụng cầm máu, bổ phế và làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương. Theo lời khuyên từ Trung cấp Y học cổ truyền, trước khi dùng bất kỳ vị thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y để được tư vấn cũng như có phác đồ chữa phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu Tứn khửn có công dụng như thế nào với nam giới?

Dược liệu Tứn khửn, còn được biết đến với tên gọi là “thần dược” của ...