Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Dược liệu Trần du nhục: Công dụng và một số bài thuốc cổ truyền

Dược liệu Trần du nhục: Công dụng và một số bài thuốc cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trần du nhục mang vị chua kèm tính hơi ôn được dùng chủ yếu trong chữa trị một vài chứng bệnh trong Đông Y. Một số bài thuốc cổ truyền Dược liệu Trần du nhục sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây!

Dược liệu Trần du nhục: Công dụng và một số bài thuốc cổ truyền

Công dụng của Trần du nhục

Theo y học hiện đại, rễ và hoa của Trần du nhục có công dụng kháng khuẩn tốt nhất với nhóm vi trùng thương hàn và lỵ. Ngoài ra, sơn thù còn có công dụng lợi tiểu và hạ huyết áp, đường huyết nhẹ. Dịch chiết nước có công dụng ức chế đối với vi trùng Staphylococcus aureus.

Theo Y Học Cổ Truyền, sơn thù có vị chua, tính hơi ôn, quy kinh can, thận, chủ trị một số chứng can thận hư tổn, di tinh, huyễn vựng, hư hãn ra mồ hôi, liệt dương, xuất tinh sớm, băng lậu.

Một số bài thuốc dùng Trần du nhục

Theo các dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội thì với dược tính có lợi cho sức khỏe, Trần du nhục được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau như:

  • Trị chứng suy nhược thần kinh và cơ thể: Có thể dùng bài thuốc sơn thù, bồ cốt chỉ, đương quy mỗi vị đều 10 gram, xạ hương 0.1g, tán bột mịn, cho mật vào vắt thành viên, dùng với nước muối nhạt. Hoặc bài thuốc sơn thù, thạch xương bồ, địa hoàng, cam cúc hoa, hoàng bá, ngũ vị tử mỗi vị 6g sắc dùng thường xuyên hoặc ngâm với rượu dùng liên tục 15 ngày rồi nghỉ 10 ngày, dùng tiếp 3 tới 5 đợt thuốc.
  • Trị chứng ra mồ hôi tại trẻ em hoặc cơ thể suy nhược sau khi mắc bệnh: Trần du nhục, đảng sâm mỗi loại 30 gram, sinh long cốt, sinh mẫu lệ, sinh bạch thược mỗi loại 12g, cam thảo 3 gram sắc dùng.
  • Trị rong kinh do cơ thể yếu hoặc tiểu cầu giảm: Có thể dùng bài thuốc Trần du nhục 30 gram, nhân sâm 4 tới 8g sắc dùng, không dùng với người bị huyết nhiệt. Hoặc bài thuốc sơn thù nhục, thục địa mỗi loại 15g, đương quy, bạch thược mỗi loại 12g sắc dùng.
  • Trị chứng tăng cholesterol máu: Dùng thục địa 20 gram, hoài sơn, sơn thù mỗi loại 10 gram, trạch tả, phục linh, đơn bì mỗi loại 8g sắc dùng.
  • Trị thận hư gây di tinh, hoa mắt, ù tai, điếc, tiểu rắt, đau buốt lưng và đầu gối: Có thể dùng bài thuốc sơn thù 12g, phá cố chỉ 12g, đương quy 12g, tán bột mịn, thêm xạ hương 0,1g (3 ly), tán lại, hòa với mật ong, vắt thành viên dùng với nước muối nhạt.
  • Trị thận hư gây mỏi lưng gối, hoa mắt, váng đầu, ù tai, mồ hôi trộm, tiêu khát, hạ cholesterol máu: Thục địa 24g, hoài sơn 12g, sơn thù 12, đan bì 10 gram, phục linh 10 gram, trạch tả 10 gram, tán bột, hòa với mật, vắt thành viên.

Dược liệu Trần du nhục 

  • Trị sau khi ốm dậy hay ra mồ hôi, người yếu mệt: Sơn thù 40 gram, long cốt sống 16g, mẫu lệ sống 16g, bạch thược 16g, đảng sâm 40 gram, cam thảo 4g, sắc dùng.
  • Trị chứng ra mồ hôi tại trẻ còi xương suy dinh dưỡng: Sơn thù 10 gram, phù tiểu mạch 12g, sinh mẫu lệ 15g, mẫu lệ sắc trước 10 tới 15 phút.
  • Trị đổ mồ hôi trộm: Sơn thù 10 gram, phù tiểu mạch 12g, sinh mẫu lệ 15g, câu kỷ tử 12g, mẫu lệ sắc trước 10 tới 15 phút.

Trần du nhục không được dùng cho người bị thấp nhiệt, tiểu tiện ít, thanh niên đang độ phát dục có viêm tiết niệu cấp, tiểu tiện rắt buốt.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo và được tổng hợp bởi yduochocvietnam.edu.vn.

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ công dụng cây Đẳng sâm

Dược liệu Đẳng sâm là một trong những loại thảo dược quý được ưa chuộng ...