Ớt là một loại gia vị quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi căn bếp của người Việt Nam chúng ta, được sử dụng trong hầu hết các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít ai có thể biết rằng Ớt còn được coi như vị thuốc Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng hữu ích.
- Chuối xanh một vị thuốc đông Y “tuyệt vời” đối với bệnh dạ dày
- Củ ấu một vị thuốc đông Y giúp “trường sinh” không phải ai cũng biết
- Một số bài thuốc đơn giản chữa say nắng, say nóng hiệu quả
Dùng Ớt chữa bệnh liệu bạn đã biết?
Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh áp dụng với Ớt
- Trị thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh: Quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (một phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô, tán bột viên làm cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác)…
- Tốt cho tim mạch: Theo các dược sĩ, giảng viên chuyên khoa Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết lá ớt rất giàu hóa chất thực vật phytochemcials và các phenolic acids. Các chất này có tính kháng Oxy hóa cao, có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm huyết áp.
- Công dụng giải độc: Lá ớt có tính chống nhiễm khuẩn, có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng chữa lành chứng rối loạn da bệnh nấm hoặc chấn thương.
- Trị trúng phong, răng cắn chặt: Lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30g-50g, giã nát, thêm nước và ít muối, đổ nước vào miệng còn bã đắp vào răng, người bệnh sẽ tỉnh lại.
- Trị Viêm khớp: Bệnh viêm khớp khiến sưng và cứng khớp. Lá ớt có thể giúp điều trị bệnh viêm khớp vì nó có tính chất viêm cao.
- Trị sốt rét: Lá ớt tươi 30 g giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 5 đến 7 ngày liền.
- Giàu chất chống Oxy hóa: Chất chống Oxy hóa trong lá ớt có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây ra những nguy hại trong cơ thể như: ung thư, đục thủy tinh thể, các bệnh về tim mạch,…
- Trị phù thũng: Phù thũng là căn bệnh sưng phù nề gây ra bởi chất lỏng dư thừa bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể. Dùng lá ớt tươi 30g -40 g, sao vàng, sắc uống trong ngày sẽ giảm bệnh.
- Trị rắn rết cắn, côn trùng đốt: Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80 g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15 đến 30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.
- Chữa tai biến mạch máu não: Lá ớt chỉ thiên đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.
- Trị eczema: Lá ớt tươi 30 g, me chua 20g, hai thứ giã nát đắp, dùng từ 5 đến 10 ngày là khỏi.
- Trị mụn nhọt, đinh độc, vết thương: Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10g -20 g, giã nát với một ít muối, đắp. Hoặc: Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5g-10 g, giã nát nhuyễn, đắp.
- Trị đau bụng kinh niên: Rễ ớt, rễ chanh, rễ xuyên tiêu mỗi thứ 10g sao vàng, sắc uống trong ngày, dùng nhiều ngày.
Ớt được trồng phổ biến ở nước ta
Nên kiêng ăn Ớt với những đối tượng nào?
Ăn ớt có ích, thế nhưng, một lần ăn quá nhiều, chất capsaicin quá nhiều sẽ kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, làm xung huyết nhiều, nhu động tăng nhanh, gây ra đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, làm cho hậu môn nóng rát, bộc phát các bệnh dạ dày, trĩ ra máu… Do vậy, các chuyên gia kiến nghị rằng mỗi ngày chỉ ăn 2-3 trái ớt là đủ. Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn cũng khuyến cáo các đối tượng nên hạn chế sử dụng Ớt như:
- Bệnh trĩ: nếu ăn nhiều thức ăn kích thích như ớt, sẽ tạo kích thích đường ruột, làm cơn đau trĩ gia tăng, thậm chí dẫn đến tình trạng trĩ ra máu. Người bệnh trĩ nên uống nhiều nước, n nhiều rau trái, không nên ăn ớt.
- Viêm thận: nghiên cứu cho thấy, các thức ăn mang tính kích thích như ớt và các gia vị mang tính cay nóng (như hành, gừng, tỏi, cà ri, tiêu, mù tạt) trong quá trình chuyển hóa, các thành phần cay nóng thường được đào thải thông qua thận, chúng đều có tác dụng kích thích ở những mức độ khác nhau với tế bào thận, khi nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận. Cho nên, người bị bệnh thận nên kiêng ăn ớt cay.
-
Sản phụ: sau khi sinh 1 tuần, sản phụ ăn ớt không chỉ làm cho chính mình “bốc hỏa”, xuất hiện triệu chứng táo bón, hơn nữa còn ảnh hưởng trẻ sơ sinh, làm cho trẻ tăng thêm nhiệt bên trong.
-
Bệnh mắt: người đang mắc bệnh mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc ăn ớt sẽ làm bệnh nặng thêm. Trong thời gian điều trị, ăn nhiều thức ăn cay nóng như ớt, gừng, tỏi, tiêu, mù tạt… cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
-
Viêm túi mật: nên kiêng thức ăn cay nóng như ớt, rượu, mù tạt…, bởi vì những thức ăn này có tác dụng kích thích bài tiết dịch vị, dễ làm co thắt túi mật, bộc phát cơn đau thắt (vùng ngực).
-
Rối loạn chức năng tiêu hóa: ăn ớt tuy tăng sự thèm ăn, nhưng với người có chức năng tiêu hóa kém ăn ớt sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị viêm, nên kiêng ăn.
-
Bệnh nhiệt: người đang có chứng nhiệt như sốt, táo bón, chảy máu cam, miệng khô lưỡi táo, cổ họng sưng đau, ăn ớt sẽ làm bệnh trạng nặng hơn.
-
Người gầy ốm suy nhược: người gầy thường thuộc thể chất âm hư và tính nhiệt, người ta thường cho rằng “người ốm nhiều hỏa” tức là hư hỏa. Những người này thường có biểu hiện họng khô, miệng đắng, xung huyết vùng mắt, đầu nặng chân nhẹ, phiền táo dễ cáu, nếu ăn nhiều ớt không chỉ làm tăng các triệu chứng vừa nêu, hơn nữa dễ dẫn đến xuất huyết, dị ứng và viêm, khi nghiêm trọng sẽ phát sinh ung, nhọt…
-
Lở loét mồm miệng: người bệnh nhạy cảm với các vị mặn, đắng, chua, cay, nếu ăn ớt sẽ làm đau tăng thêm.
-
Tăng năng tuyến giáp: người tăng năng tuyến giáp thường trong trạng thái hưng phấn, nên không thích hợp với thức ăn mang tính kích thích mạnh như ớt. Mặt khác, người bệnh vốn có tim đập nhanh, sau khi ăn ớt sẽ làm cho tim đập nhanh hơn, chứng trạng tăng nặng.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn