Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Đông Y hướng dẫn trị mụn, tiêu khát với bí đao

Đông Y hướng dẫn trị mụn, tiêu khát với bí đao

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Theo Đông Y, bí đao rất được tính thanh mát, rất được ưa thích trong việc trị mụn, tiêu khát.

bi-dao

Quả bí đao

Công dụng trị bệnh của bí đao :

Thuốc từ bí đao có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, quy kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường. Vỏ quả – đông qua bì, hạt bí – đông qua tử, lá bí – đông qua diệp, dây bí – đông qua đằng. Tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi niệu, tiêu phù. Chủ trị các chứng tiêu khát, thuỷ thũng, mụn nhọt, sang lở, ban chẩn, làm tươi nhuận bì phu, giữ nhan sắc.

Một số bệnh tiêu biểu có thể chữa bằng bí đao :

Tiêu khát do nhiệt tích từ lâu : dùng bí đao gọt vỏ, ăn 2-3 lạng/ngày, dùng 5-7 ngày.

  • Nếu tiêu khát không ngừng: bí đao gọt vỏ cho vào hũ đậy kín, chôn nơi đất ẩm khoảng một tháng lấy lên dùng nước trong vắt, uống hàng ngày hoặc đem đốt chín ép lấy nước uống.
  • Nếu tiêu khát kèm theo cốt chưng (nóng trong xương): dùng bí đao bỏ ruột, lấy bột hoàng liên cho vào đầy đem đồ lên như đồ xôi, khi chín nhừ, nghiền mịn, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-40 viên với nước sắc bí đao.
  • Trường hợp tiêu khát, đi tiểu nhiều: dùng hạt bí đao 12g, hoàng liên 12g, mạch môn đông 12g, sắc uống.
  • Nếu tiêu khát mới mắc bệnh ở mức độ nhẹ, dùng lá bí đao 30-40g sắc uống.

Trị mụn nhọt, sang lở :

cắt bí đao thành lát dày 1-2cm, úp lên chỗ sưng, khi lát bí khô thì thay lát khác, nhọt sẽ nhanh tiêu.

  • Nếu ung nhọt ở trong, dùng hạt bí đao phơi khô sắc uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 20g, tác dụng bài nùng, thúc mủ, làm tiêu ung nhọt, chữa tràng vị ủng tắc.
  • Trường hợp mụn nhọt sang lở ngoài da lâu ngày, dùng lá bí đao giã nát đắp vào mỗi ngày 1 lần trong vài ngày sẽ khỏi. Nếu lở ngứa, lòi dom, dùng dây bí đao sắc đặc thấm rửa và ngâm vùng tổn thương hàng ngày.
    Chữa bệnh tiêu khát (đái đường)

di-ung

Chữa mụn nhọt với bí đao

Chữa bệnh thương hàn, đi lỵ khát nước: dùng bí đao bọc đất dày 10cm nướng cho chín rồi ép lấy nước uống.

Chữa bạch trọc, khí hư bạch đới, kinh tâm có nhiệt, đái buốt, đái rắt: dùng hạt bí đao 20g nghiền nhỏ, uống lúc đói với nước cơm, ngày 2 lần.

Làm lợi thuỷ, thanh thấp nhiệt chữa các chứng bì phu thuỷ thũng, sưng đỏ : dùng vỏ quả bí đao 15-20g, sắc uống.

Điều trị ngộ độc:

– Nếu do ăn cá bị ngộ độc, dùng nước cốt bí đao cho uống.

– Trường hợp ngộ độc do asen, dùng dây bí đao sao cháy sắc uống để giải độc.

Trị phong ngứa, ban chẩn ở mặt: dùng hạt bí đao, đào nhân đồng lượng nghiền thật mịn, thêm mật ong xoa mặt, ngày 3-4 lần sẽ khỏi. Nếu có vết sạm đen trên mặt, dùng dây bí đao sắc đặc rửa nhiều lần trong ngày.

Làm trơn nhuận da cơ, giữ nhan sắc:

– Muốn da trắng, đẹp, trẻ mãi không già: dùng hạt bí đao bỏ vỏ tán bột, hoàn viên bằng hạt ngô với mật ong, mỗi lần uống 30-40 viên, ngày 2 lần vào lúc đói.

– Để da mặt luôn tươi nhuận, đẹp dung nhan: dùng hạt bí đao bỏ vỏ 5 phần, đào hoa 4 phần, quất hồng bì 2 phần, nghiền nhỏ, trộn đều, uống một thìa cà phê sau bữa ăn, ngày 3 lần. Nếu muốn trắng hơn, gia hạt bí đao; muốn hồng hơn, gia đào hoa.

Nguồn : SKDS

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là một tình trạng khi hệ thống miễn dịch của cơ ...