Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Bài thuốc an thai,bổ dưỡng từ tía tô mà chị em nên biết

Bài thuốc an thai,bổ dưỡng từ tía tô mà chị em nên biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ngoài là các món rau  ăn kèm, dùng để xông trị cảm.Thì lá tía tô còn có tác dụng trong việc an thai, dưỡng thai rất tốt cho chị em.

Cây tía tô

Tía tô là cây thuộc họ Hoa môi, được phân bố trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á. Là loại cây thảo có chiều cao từ 0,5-1m. Có lá mọc đối, mép khia răng cưa. Mặt dưới của lá có màu tím tía, cũng có khi cả 2 mặt đều tía. Cây có hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim có. Có quả bế, hình cầu.

Tía tô có tác dụng tốt trong việc an thai và dưỡng thai
Tía tô có tác dụng tốt trong việc an thai và dưỡng thai

Tía tô là cây có tinh dầu rất thơm và có lông. Từ cây, lá, cành, quả đều có thể sử dụng là những bài thuốc sau khi được phơi hoặc sấy khô. Lá và hạt tía tô từng được biết đến khi dùng trong ẩm thực của các nước Ấn, Hàn, Nhật,…

Tại Việt Nam, lá tía tô được dùng để ăn sống hoặc nấu chín trong các món canh, chả nướng hay chả xương xông. Theo y học cổ truyền thì tía tô có tính ấm, vị cay là vị thuốc hay dùng để trừ cảm, làm trà uống và làm thuốc an thai.

Bài thuốc an thai, bổ dưỡng từ tía tô

Trong trường hợp chị em bị ốm nghén

Khi mang thai bị ốm nghén, kèm theo các biểu hiện buồn nôn, chán ăn, người mệt mỏi thì bạn có thể sử dụng bài thuốc sau đây.

Nguyên liệu gồm có: 20g tía tôi, 16g ngải diệp, bạch truạt, đương quy, hoài sơn, phục long can, 12g phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo, 10g sơn trà, hoài sơn, với 5 quả táo đỏ, 3 lát sinh khương.

Bạn đem tất cả các thảo dược này sắc với uống, uống mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần thì có tác dụng an thai, bồ tỳ và sẽ hết triệu chứng bị nôn ngay.

Tía tô rửa sạch, sắc với các thảo dược là bài thuốc an thai, trị táo bón
Tía tô rửa sạch, sắc với các thảo dược là bài thuốc an thai, trị táo bón

Trong trường hợp bị đau bụng, đau lưng, ra huyết

Khi bị đau bụng hay đau lưng ra huyết do mang thai thì chị em nên sử dụng 20g lá và cành tía tô, với 16g bạch truật, sa sâm, phục long can, 12g ngải điệp, hoàng cẩm, bạch thược, đương quy, 10g đỗ trọng, cam thảo, 6g gừng, a giao. Bạn đem sắc với nước và uống mỗi ngày 1 tháng chia 2 lần.

Mỗi lần bạn nên sử dụng từ 7-10 ngày để có hiệu quả tốt hơn trong việc nhuận huyết, chỉ huyết và an thai.

Trường hợp bị Nhiệt thai

Chị em phụ nữ mang thai thường hay bị nóng trong bụng, cồn cào, nước tiểu đỏ và ít đi, cảm giác không muốn ăn, sưng lợi hay bị táo bón, khó tiêu hóa thì chị em nên sử dụng ngay bài thuốc sau.

Với đương quy , lá và cành tía tô 16g, bạch truật, chi tử, liên kiều, hoàng cầm, đỗ trọng, ngân hoa 1, rau má, a giao, thục địa, hoài sơn, liên nhục, khởi tử. Bạn sắc với nước uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang từ 7-8 ngày một liệu trình.

Trường hợp bị phù nề, tiểu ít, tê bì hai chi dưới

Với chị em bị phù nề, tê bì thì nên sắc tía tô với các thảo dược bạch truật, ngũ gia bì, ngải diệp, cao lương khương, thăng ma, sài hồ, trần bì, xa tiền, hoài sơn, liên nhục, hương nhu trắng, uống mỗi ngày 1 tháng thì giúp cho việc bổ tỳ, thuận khí và an thai tốt.

Thai phụ bị ho hen, nhiều đờm, khó thở

Tía tô rửa sạch, thái nhỏ đem đem nấu với cháo có hiệu quả trị cảm mạo tốt
Tía tô rửa sạch, thái nhỏ đem đem nấu với cháo có hiệu quả trị cảm mạo tốt

Các nguyên liệu gồm có tía tô và các thảo dược : cát cánh g, kinh giới, trần bì 10g, mơ muối, rau tần dày lá, cam thảo , lá xương sông, tang bạch bì, bối mẫu, bạch linh, bạch quả. Bạn đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang sẽ có tác dụng thanh phế, trừ phong, tiêu đờm, giảm ho rất tốt.

Trường hợp có thai bị cảm mạo

Bạn lấy tía tô với kinh giới, mỗi thứ 1 nắm đem sắc với 2 bát nước khi nào còn 1 bát thì chắc ra uống ấm. Tiếp đó thì bạn có thể ăn 1 bát cháo nóng tía tô với trứng gà thì sẽ rất hiệu quả.

Nguồn :  yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tác động huyệt Dũng tuyền điều trị ho như thế nào?

Huyệt dũng tuyền là một trong những huyệt quan trọng của cơ thể, thuộc kinh ...