Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Bài thuốc Đông Y trị chứng viêm nhiều dây thần kinh do ngộ độc

Bài thuốc Đông Y trị chứng viêm nhiều dây thần kinh do ngộ độc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Theo Đông Y, bệnh hỏa cước khí là chứng viêm nhiều dây thần kinh do ngộ độc gây ra. Thường là do ngộ độc rượu, hoặc có thể do ngộ độc chì, thủy ngân, kẽm lưu huỳnh …

Bệnh hỏa cước khi và biểu hiện

Theo Ðông y, hỏa cước khí là chứng viêm nhiều dây thần kinh do ngộ độc (ngộ độc rượu (chiếm 80%); ngộ độc chì, thủy ngân, kẽm lưu huỳnh, oxid carbon, benzen…). Nguyên nhân do uống rượu nhiều gây thành thấp nhiệt, thấp nhiệt hóa hỏa, rồi lại cảm nhiễm hỏa tà ở bên ngoài; hỏa trong với hỏa ngoài tranh giành lẫn nhau dồn cả xuống chân mà sinh bệnh.

111

Người bệnh có biểu hiện bắt đầu từ hai bàn chân đến bọng chân đều sưng đau và nóng như lửa đốt, người nóng, miệng khát, rêu lưỡi vàng và ráo, đại tiểu tiện đều bí kết, mạch hồng và sác, mắt sợ ánh sáng; nếu để lâu không chữa, chứng sưng sẽ dồn cả lên bụng mà chân thì không sưng nữa, mình nóng không mát, thở suyễn, mồ hôi ra đầm đìa, có khi nôn ra máu tươi, nói năng lẫn lộn, môi se, lưỡi đỏ, mạch súc loạn… Y Dược học Việt Nam cho biết đó là hỏa nhiệt phạm tới cả tâm, phế, tỳ, rất nguy hiểm. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng giai đoạn:

Bài thuốc trị bệnh hỏa cước khí Thanh nhiệt thang:

Chuẩn bị: Kim ngân hoa 20g, tiên trúc diệp (lá tre tươi) 20g, tiên lô căn (rẽ lau tươi) 16g, thiên hoa phấn 16g, đại hoàng 12g, địa cốt bì 12g, ngưu tất 12g, liên kiều 20g, hoạt thạch 16g, hoàng cầm 16g, hoàng bá 6g, long đởm 12g, mạch môn 12g, tri mẫu 12g.

Cách dùng: Các vị đun với 4 bát nước, sắc cạn còn 1 bát, uống 1 lần trong ngày. Dùng khi chân và bụng chân đều sưng đau, nóng như lửa đốt, mình nóng, miệng khát, rêu lưỡi vàng ráo, đại tiện bí kết, mạch hồng, sác…

Bài thuốc trị bệnh hỏa cước khí Trúc lịch thang:

Chuẩn bị: ngân hoa 20g, trúc lịch chấp (nước ép tre trúc non) 40g, đại đậu uyển (đậu đỏ hạt to) 12g, lô căn 40g, liên kiều 20g, ngưu tất  12g, tần giao 12g.

Cách dùng: Các vị (trừ lô căn và trúc lịch) đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã; cho nước trúc lịch, lô căn vào, đun lại cho sôi. Uống 1 lần trong ngày.

Bên ngoài dùng Như ý kim hoàng tán gồm: nam tinh 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, xương truật 20g, hoàng bá 20g, khương hoàng 20g, hậu phác 8g, đại hoàng 20g, bạch chỉ 20g, thiên hoa phấn 40g. Các vị tán bột mịn, đậy kín. Khi dùng thì lấy mật và nước nóng, hòa với thuốc, bôi vào chỗ đau.

222

Bài thuốc trị bệnh hỏa cước khí Tê giác thanh tâm thang gồm:

Chuẩn bị: ngưu hoàng 8g, ngân hoa 40g, tê giác 8g (hoặc sừng trâu 24g), hổ phách phấn 8g, tam thất mạt 4g, từ thạch 20g, hàn thủy thạch 80g, liên kiều 40g, chu sa 8g, đại mai 4g, thạch cao 200g, huyền sâm 120g, mạch đông 200g.

Cách dùng: Để riêng tê giác (sừng trâu). Chu sa, tam thất, hổ phách, đại mai, ngưu hoàng tán thành bột mịn. Các vị còn lại đun với 9 bát nước, cạn còn 3 bát, bỏ bã, thêm 1 bát nước đồng tiện, đun sôi, trộn các bột trên vào, chia uống 3 lần. Dùng ở thời kỳ sưng dồn lên bụng, phát sinh chứng thở suyễn, mồ hôi đầm đìa, nôn ra máu tươi…

Trong khi điều dưỡng, nếu bệnh nhân khát nhiều, cho uống “Ngũ chấp ẩm”: lê chấp, bột tề chấp, ngẫu chấp, tiên vi căn chấp, mạch đông chấp. Các vị trên liều lượng bằng nhau, số lượng tùy ý, hòa đều, uống ngay cho mát. Nếu không muốn uống lạnh quá thì cho vào ấm đun sôi uống cũng được.

Có thể bạn quan tâm

Đối tượng nào không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt trong Đông Y?

Bấm huyệt là một phương pháp điều trị trong Y học cổ truyền đã được ...