Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Bài thuốc Đông Y dân gian từ quế nhục

Bài thuốc Đông Y dân gian từ quế nhục

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Quế nhục theo Đông Y có vị cay ngọt, tính nhiệt, hơi độc; vào các kinh can, thận và tỳ. Tác dụng của quế nhục là ôn thận tráng dương, ôn trung tán hàn, ôn thông kinh mạch khí huyết.

Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian từ quế nhục

Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian từ quế nhục

Quế nhục là gì?

Quế nhục tên khác là ngọc quế, quan quế, quế bì, quế tâm… Là vỏ khô của thân cây quế chủ yếu chứa các tinh dầu eugenol, cinnamic aldehyde,… Ngoài ra còn có tannin, chất nhầy, chất màu, nhựa; và các hợp chất đường (glucose, fructose, sucrose…).

Có tác dụng giải nhiệt hạ sốt với liều thấp, trấn tĩnh chống kinh giật, chống nghẽn mạch, chống huyết tắc huyết khối, lợi niệu, chống viêm, kháng khuẩn…

Trong Y học cổ truyền, quế nhục vị cay ngọt, tính rất nhiệt, hơi độc; vào các kinh can, thận và tỳ. Có tác dụng ôn thận tráng dương, ôn trung tán hàn, ôn thông kinh mạch khí huyết. Dùng cho các trường hợp tỳ thận dương hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, đau bụng tiêu chảy, liệt dương, di tinh di niệu, thống kinh do hàn thấp, phong hàn thấp tý, khí huyết hư, cơ thể suy nhược, mạch tay chân lạnh, các vết thương phẫu thuật mụn nhọt để lại những chỗ rò dai dẳng… Liều và cách dùng: 2 – 6g bằng cách nấu, hầm, pha hãm, ngâm sắc.

Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian dùng quế nhục

Ấm thận, hành thủy: trị phù thũng viêm thận mạn tính, khí dương hư yếu, ớn rét, lạnh chân tay, tiểu khó, chân phù.

Dùng bài Hoàn tề sinh thuận khí: địa hoàng sấy 20g, sơn dược 16g, sơn thù du 8g, phục linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, nhục quế 6g, phụ tử 12g, ngưu tất 12g, xa tiền tử 20g. Các vị nghiền mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần 20g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước.

Hành khí hoạt huyết tiêu viêm: trị người bị bệnh suy nhược mụn nhọt sưng lâu không mọc hoặc mụn độc hãm vào trong.

Cam thảo

Cam thảo

Dùng bài Thái lý bài nùng: đương quy 10g, thược dược 8g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, liên kiều 8g, kim ngân hoa 12g, triết bối 9g, sinh hoàng kỳ 16g, trần bì 4g, nhục quế 3g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, tạo giác thích 12g. Sắc uống.

Ấm thận bổ hỏa: trị thận dương hư nhược, chân tay lạnh, mạch yếu, tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, đi tả lâu ngày.

Bài 1 – Hoàn quế linh: nhục quế 4g, mộc hương 4g, can khương 6g, nhục đậu khấu 12g, phụ tử 12g, đinh hương 4g, phục linh 8g. Nghiền mịn, làm hoàn. Mỗi lần 12g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước.

Bài 2 – Đơn tam khí: nhục quế 4g, lưu hoàng 4g, hắc phụ tử 12g, can khương 6g, chu sa 2,5g. Các vị nghiền mịn, làm hoàn, lấy chu sa làm áo. Mỗi lần 4g, ngày 2 lần, uống với nước. Y Dược học Việt Nam cho biết bài thuốc này trị nôn nhiều, tiêu chảy nên quyết nghịch hư thoát.

Trừ hàn giảm đau:

Bài 1 – Nước sắc âm: thục địa 16g, đương quy 12g, nhục quế 6g, can khương 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh do hư hàn.

Bài 2: nhục quế tán bột, mỗi lần 4g, uống với rượu mùi. Trị đau bụng do lạnh, ruột sa đau, phụ nữ đau bụng kinh do hư hàn.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người âm hư hỏa vượng; phụ nữ có thai cần thận trọng. Không dùng nhục quế với xích thạch chi.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Đối tượng nào không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt trong Đông Y?

Bấm huyệt là một phương pháp điều trị trong Y học cổ truyền đã được ...