Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Các bài thuốc đơn giản từ Cẩu xú đằng giúp trị bệnh hiệu quả

Các bài thuốc đơn giản từ Cẩu xú đằng giúp trị bệnh hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cẩu xú đằng có tên khoa học là Paederia foetida, với nhiều công dụng khác nhau đối với sức khoẻ con người. Thông tin có trong bài chia sẻ sau đây!

 

Các bài thuốc đơn giản từ Cẩu xú đằng giúp trị bệnh hiệu quả

Cẩu xú đằng đã được con người sử dụng lâu đời vì các công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và nhiều công dụng trị bệnh. Loại thảo mộc này có đặc tính kháng virus, chống tiêu chảy, chống ung thư, chống ho và chống viêm.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội thì phần lớn thành phần hóa học của cây Cẩu xú đằng nằm ở phần lá. Các thành phần này bao gồm: sitosterol, carbohydrate, iridoid glycoside, alkaloid, axit ascorbic, β-sitosterol, axit amin, stigmasterol, flavonoid, dầu dễ bay hơi và axit galacturonic. Hầu như tất cả các bộ phận của cây Cẩu xú đằng bao gồm rễ, thân, lá, quả và hạt đều được sử dụng để hỗ trợ nhiều vấn đề sức khỏe.

Theo Đông Y, Cẩu xú đằng có vị đắng, tính mát. Cẩu xú đằng thường được sử dụng để trị các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, ho đàm, viêm phế quản, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng,…

Công dụng của Cẩu xú đằng là gì?

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ một số bài thuốc trị bệnh từ Cẩu xú đằng:

– Trị bệnh gout: Nguyên liệu là lá và dây mơ. Lấy dây mơ cắt khúc ngắn đem phơi khô cùng với lá, sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày lấy 30-50 Gram sắc với 3 bát nước lấy một bát uống.

– Trị bệnh ho gà: Sử dụng 150 Gram Cẩu xú đằng, 250 Gram đẹt ác, 250 Gram cỏ mần trầu, 250 Gram cỏ mực, 250 Gram rễ chanh, 50 Gram gừng tươi, 100 Gram vỏ quýt, 150 Gram cam thảo dây, 250 Gram rau má, đường kính. Mang tất cả đem sắc cùng 6 lít nước. Nấu cạn còn 1 lít thêm đường vào sao cho hơi ngọt là được. Chia uống 3 lần, mỗi ngày 1 thang.

– Trị mụn, trị bệnh ghẻ: Lấy Cẩu xú đằng rửa sạch, giã nát lấy nước cốt chấm trực tiếp lên các nốt ghẻ hoặc mụn.

– Trị cảm lạnh: Lấy 25 cái Cẩu xú đằng, ăn sống kèm với cơm hoặc hấp chín ăn.

– Trị viêm loét: Sử dụng một nắm Cẩu xú đằng lông, xay nhuyễn Cẩu xú đằng với một chén nước bằng máy xay sinh tố, lọc nước chia 3 lần uống.

– Trị co giật: Sử dụng 15 – 60 Gram Cẩu xú đằng tươi, vài hạt muối ăn. Xay nhuyễn Cẩu xú đằng cùng 1 bát nước ấm. Lọc nước cốt, thêm muối vào quấy đều cho tan, uống hỗn hợp này trước khi ăn.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội 

– Trị kiết lỵ do amip: 30 Gram Cẩu xú đằng thái chỉ, trộn với lòng đỏ trứng gà, gói vào lá chuối rồi nướng chín. Ngày ăn 2 lần, liên tục 5 – 8 ngày. Sau đó xét nghiệm phân nếu còn trứng amip thì ăn thêm một liệu trình nữa.

– Trị kiết lỵ giai đoạn khởi phát: Khi bị lỵ, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhầy. Nếu có kèm sốt thì lấy một nắm Cẩu xú đằng thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín. Ăn ngày ba lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi.

– Trị lỵ do đại tràng tích nhiệt: Cẩu xú đằng 20 Gram, lá phèn đen 20 Gram, rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2 – 3 lần.

– Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm Cẩu xú đằng tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ khỏi.

– Trị tiêu chảy do nóng: Sử dụng 16g Cẩu xú đằng, 8g nụ sim sắc với 500ml nước lấy 200ml. Chia uống hai lần trong ngày.

– Trị bệnh đau dạ dày: Lấy 20 – 30 Gram Cẩu xú đằng rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần.

– Trị đại tiện thất thường, tiêu chảy phân lổn nhổn: Cẩu xú đằng 30 Gram thái nhuyễn, trộn với một quả trứng gà, thêm vài hạt muối, đánh đều, dàn mỏng trên lá chuối, gói lại rồi lót thêm một lần lá chuối, đặt trên chảo, rang hoặc nướng cho chín, đến khi thấy lá chuối dưới sém vào lá gói, lót thêm lá, lật trên xuống dưới như đúc chả trứng cho chín (không sử dụng mỡ). Ăn ngày 2 lần, trong 3 ngày liền là khỏi.

– Trị giun kim và giun đũa: Cẩu xú đằng giã nhỏ, cho ít muối ăn sống hoặc vắt lấy nước uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói thì giun ra.

– Trị giun kim: Cẩu xú đằng 30 Gram, chế vào 50ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút vào lúc 19 – 20 giờ, trước khi đi ngủ, giun sẽ bò ra.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Tác động huyệt Dũng tuyền điều trị ho như thế nào?

Huyệt dũng tuyền là một trong những huyệt quan trọng của cơ thể, thuộc kinh ...