Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Y Dược học Việt Nam cảnh báo nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Y Dược học Việt Nam cảnh báo nguyên nhân gây ung thư dạ dày

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, việc tìm hiểu nguyên nhân phát bệnh là cách tốt nhất giúp phòng tránh bệnh ung thư dạ dày.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Mỗi năm trên thế giới ghi nhận có hơn 800.000 ca tử vong do ung thư dạ dày gây ra, là một căn bệnh nam giới thường gặp hơn nữ giới, việc chẩn đoán và phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn, việc điều trị rất khó khăn, do đó việc tìm hiểu nguyên nhân và những dấu hiệu ban đầu của bệnh là rất quan trọng để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh do vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (Hp) gây nên. Loại vi khuẩn này có thể lây lan qua nước bọt hoặc phân và trú ẩn ở niêm mạc của dạ dày, việc loại trừ vi khuẩn Hp giúp giảm tới 40% nguy cơ gây ung thư dạ dày.

  • Do chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống ít trái cây và rau xanh, nhiều thức ăn hun khói ăn uống không hợp vệ sinh hoặc ăn nhiều thực phẩm có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao như đồ nướng, đồ chiên, rán… làm tăng gấp đôi nguy cơ bị Ung thư dạ dày.
  • Thiếu máu ác tính, đó là sự sụt giảm các tế bào hồng cầu xảy ra khi ruột không thể hấp thụ vitamin B12 một cách bình thường.
  • Do nhóm máu: những người thuộc nhóm máu A có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Môi trường sống: môi trường sống bị ô nhiễm nặng, tiếp xúc với các hóa chất hay chất phóng xạ độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh Ung thư dạ dày, hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày.
  • Di truyền: nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày thì sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày gấp 4 lần các gia đình khác.
  • Viêm dạ dày mãn tính: những người có tiền sử mắc bệnh viêm dạ dày lâu năm có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày do các tế bào ở niêm mạc dạ dày mất đi
  • Đau loét dạ dày: Ngoài những “khổ sở” mà bệnh đau dạ dày – viêm loét dạ dày gây ra như đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi đầy bụng khó tiêu hóa..thì những biến chứng mà viêm loét gây cho người bệnh cũng nguy hiểm không kém. Trong đó Ung thư dạ dày là một biến chứng điển hình

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày

Theo Tin tức Y Dược, Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, những triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, rất khó phát hiện, khi phát hiện ra thì đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị, một số dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày như:

Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày

Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày

Máu trong phân hoặc nôn

Không chỉ ung thư dạ dày, bệnh viêm đại tràng và bệnh Crohn có thể gây ra máu trong phân và nôn ra máu. Nếu chảy máu có liên quan đến ung thư dạ dày, máu trong phân sẽ có màu đỏ hoặc đen. Nếu như máu chảy ra trong khi nôn mửa, nó sẽ có màu đỏ tươi, nếu xuất hiện dấu hiệu này cần lập tức đi khám ngay.

Chán ăn, đầy bụng

khi bị ung thư dạ dày, sẽ gây nên tình trạng chán ăn, khô miệng kéo dài khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng suy nhược, sút cân nhanh chóng và thiếu máu.

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Nếu bạn giảm cân không rõ nguyên nhân, thì cần phải thăm khám bác sỹ ngay, sụt cân là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư dạ dày.

Ợ nóng, đầy hơi

Chứng ợ nóng, khó tiêu và các triệu chứng chung khác của ruột cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư dạ dày. Bạn cũng thường xuyên rơi vào tình cảnh bị ợ chua, tiêu hóa không tốt. Biểu hiện này chiếm khoảng 68% số người mắc bệnh. Ung thư phát triển trong dạ dày có thể làm cho bạn cảm thấy đầy bụng, đầy hơi, ợ nóng, hoặc gặp rắc rối với chuyển động của ruột.

Đau bụng thất thường

Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng là kết quả của một số bệnh về đường ruột hoặc các bệnh về vùng bụng khác, không phải ung thư. Khi bị ung thư dạ dày, cơn đau không liên tục, mà nó đau rồi đột nhiên biến mất, sau khoảng 2-3 tuần lại đau trở lại. Ngoài ra, triệu chứng đặc trưng của ung thư dạ dày là đau nhẹ ở khoảng giữa bụng. Cơn đau có thể khởi phát rất nhanh, đột ngột, đau dữ dội hoặc đau dai dẳng trong thời gian vài tuần tới vài tháng. Những cơn đau này xuất hiện khi khối u di căn tới xương hoặc khối u quá lớn chèn ép vào dây thần kinh.

Tiêu chảy và táo bón

Táo bón thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày do ít hoạt động, uống ít nước… Ngoài ra, sự suy yếu các cơ bụng và sàn chậu ở bệnh nhân ung thư dạ dày làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phải đối mặt với tình trạng tiêu chảy. Đây là biểu hiện của rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột trong quá trình sử dụng thuốc, các biện pháp trị liệu điều trị ung thư dạ dày.

Phòng tránh bệnh ung thư dạ dày

Cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày

Cũng như các loại ung thư khác, ung thư dạ dày có thể điều trị bằng phương pháp Tây Y như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Tùy vào tình hình sức khỏe và giai đoạn phát của bệnh mà có cách điều trị ung thư dạ dày thích hợp. Để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày hãy bắt đầu ngay bằng việc thiết lập một lối sống lành mạnh như: Sử dụng nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế sử dụng chất béo, dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, không hút thuốc lá, uống rượu bia, thường xuyên luyện tập thể dục một cách điều độ và cân bằng nhằm tăng sức khỏe, tăng đào thải chât độc ra ngoài cơ thể.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...