Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Vị thuốc Mộc miết có ứng dụng như thế nào trong Y học cổ truyền?

Vị thuốc Mộc miết có ứng dụng như thế nào trong Y học cổ truyền?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Quả gấc là một loại quả phổ biến tại nước ta, gấc không chỉ ngon mà còn mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Thường thì sau khi ăn chúng ta thường vứt bỏ mộc miết, thực ra mộc miết cũng là một thanh phần có giá trị dinh dưỡng cao và được dùng như một vị thuốc.

Hình ảnh vị thuốc Mộc Miết

Vị thuốc Đông Y mộc miết có công dụng gì?

Mộc miết còn có tên gọi khác là mộc miết tử, được dùng như một vị thuốc đông y với đặc tính hoạt huyết, giảm sưng, tiêu viêm.

Không chỉ vậy, phần lớp màng phía bên ngoài mộc miết được dùng để làm thành dầu gấc. Trong dầu gấc với thành phần chính là chất lycopen, beta-caroten…Với một số thành phần này có công dụng khác nhau.

Một số ứng dụng của vị thuốc đông y mộc miết

Dược sĩ Cao đẳng Dược tại Trường CĐ Y Dược Pasteur chia sẻ, dược liệu Mộc miết được dùng là một vị thuốc với nhiều công năng tuyệt vời. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm của cha ông trong dân gian đã chứng minh rằng công dụng chống viêm, giảm đau của mộc miết gần như tương tự với mật gấu, không chỉ thế lại dễ kiếm và rẻ tiền.

Cách bào chế mộc miết: Mộc miết rửa sạch phơi khô, sao cho hết dính. Tách lớp màng bên ngoài để làm dầu gấc. Mộc miết đem đi sao vàng hạ thổ sau đó bạn hãy đập dập, ngâm xâm xấp với rượu gạo từ 45 cho tới 50 độ C. Thời gian ngâm mộc miết là từ 10 ngày trở đi là có thể dùng được, trường hợp bạn ngâm càng lâu thì công dụng của mộc miết sẽ càng tốt. Rượu gấc có thể được dụng điều trị trong một số trường hợp bệnh lý cụ thể như:

Một số ứng dụng của vị thuốc đông y mộc miết

  • Điều trị đau răng, chảy máu chân răng: Ngậm một ngụm rượu vào miệng trong vòng 30 phút, ngày hai lần sáng và chiều rồi nhả bỏ, không nuốt.
  • Điều trị đau nhức xương khớp hoặc tình trạng vết thương bị sưng tấy, bệnh quai bị, tình trạng tụ máu do chấn thương: Dùng 1 miếng bông gòn tẩm rượu gấc cho ướt rồi đắp lên vị trí đau sau đó băng lại. Thời gian bạn cần đắp thuốc mỗi lần khoảng 30 phút. Chú ý không nên đắp rượu gấc lên vết thương hở.
  • Điều trị bệnh trĩ: Dùng mộc miết (hạt gấc) đã được sấy hoặc phơi khô sau đó giã nát rồi trộn với giấm ăn, gói hỗn hợp trên bằng vải đắp vào hậu môn. Cứ sau khoảng thời gian từ 4 đến 6 giờ thay thuốc mộc miết tại vùng hậu môn 1 lần.
  • Điều trị sưng vú: Dùng rượu gấc bôi đi bôi lại liên tục, cứ khô thì lại bôi lại cho đến khi tình trạng giảm.
  • Điều trị viêm xoang: Dùng tăm bông chấm vào rượu mộc miết bôi lên sống mũi. Sau đó chờ khoảng 2 phút thì xì hết dịch mũi trong xoang mũi ra ngoài. Cách này cũng sẽ rất hiệu quả và thường đỡ hơn sau một lần.

Lưu ý không nên dùng rượu mộc miết và bôi lên các vết thương hở vì trong mộc miết có ít độc. Dùng ngoài rượu mộc miết có công dụng không kém mật gấu.

Thông tin về vị thuốc mộc miết được các Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ tại website chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý áp dụng hay làm theo khi chưa có ý kiến của thầy thuốc Y học cổ truyền. Mọi đơn thuốc cần được thăm khám lâm sàng và được kết luận bệnh trạng sau đó mỗi người bệnh mỗi bệnh lý sẽ có toa thuốc khác nhau.

Nguồn: Tổng hợp bởi yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu Tứn khửn có công dụng như thế nào với nam giới?

Dược liệu Tứn khửn, còn được biết đến với tên gọi là “thần dược” của ...