Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Tìm hiểu về các loại men tiêu hóa trong cơ thể con người

Tìm hiểu về các loại men tiêu hóa trong cơ thể con người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Men tiêu hóa hay còn gọi là enzym đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa bên trong cơ thể và có tác dụng đến nhiều các hệ cơ quan khác nhau.

Các loại men tiêu hóa phổ biến hiện nay

Các loại men tiêu hóa phổ biến hiện nay

Các loại men tiêu hóa phổ biến hiện nay

Theo nghiên cứu Tây y, men tiêu hóa có bản chất là những loại protein khác nhau, có tính chất xúc tác sinh học cho mọi phản ứng chuyển hóa xảy ra ở bên trong cơ thể. Dưới tác dụng của men tiêu hóa, thức ăn phân cắt rất nhỏ và phân rã thành nhũ tương. Khi ở dạng nhũ tương, lớp nhung mao của ruột dễ dàng hấp thụ vào máu, sau đó đi khắp cơ thể. Hầu hết những loại thực phẩm chúng ta ăn vào đều không hấp thụ vào máu mà cần xúc tác là enzym mới chuyển hóa được thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Chính các enzym này phá vỡ các liên kết trong thức ăn sau đó thức ăn được tiêu hóa ở ruột non và đi đến ruột già. Quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ và không dẫn đến những rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân lúc rắn lúc nát,… Nếu như không có men tiêu hóa thức ăn khó được chuyển hóa, chất dinh dưỡng không được hấp thu và hậu quả là gây nên tình trạng suy dinh dưỡng. Tình trạng này chủ yếu tập trung ở người già có những biểu hiện như chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn không tiêu, lượng chất béo trong cơ thể dần thấp đi, khối lượng cơ bắp trong cơ thể giảm. Ngoài ra người cao tuổi còn gặp những chướng ngại cho việc tiêu hóa như răng lung lay, răng giả, khó nhai, nhai trệu trạo trong hàm,… gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa cũng như ezym trong cơ thể.

Men tiêu hóa được tiết ra ở nhiều nơi trong cơ thể và có nhiều chức năng riêng:

  • Tuyến nước bọt tiết ra enzym maltaza tiêu hóa nhiều loại tinh bột
  • Tuyến tụy tiết ra lipaza, amylaza, proteaza tiêu hóa mỡ, đường, protein,… tiêu hóa thức ăn hầu hết ở ruột non
  • Gan, mật tiết ra các loại men SGPT, GGT, SGOT để tiêu hóa chất béo
  • Dạ dày tiết dịch dạ dày và men pepsin tiêu hóa protein

Ngoài ra còn có nhiều loại men tiêu hóa khác nhau như hemixenlulaza, beta- glucanaza, cellulaza, phytaza, pectinaza và xylanaza có nhiệm vụ tiêu hóa chất xơ tron thức ăn chủ yếu trong các loại rau củ quả giúp phân cắt chúng nhỏ hơn để di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa.

Sự khác nhau giữa men tiêu hóa và men vi sinh

Sự khác nhau giữa men tiêu hóa và men vi sinh

Sự khác nhau giữa men tiêu hóa và men vi sinh

Theo các chuyên gia Y học giải đáp trên trang tin tức Y Dược cho biết, men tiêu hóa khác hoàn toàn men vi sinh, bởi men tiêu hóa chính là các hợp chất hóa học thực thụ. Men vi sinh là do con người sản xuất ra thường sử dụng cho trẻ bị loạn khuẩn ruột. Trong cơ thể người có 3 loại vi khuẩn chính là vi khuẩn có hại, vi khuẩn gây bệnh cơ hội và vi khuẩn có lợi. Nhiều người đặc biệt là trẻ em và người già khi mắc bệnh nào đó được sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc sử dụng không đúng liều lượng gây nên hậu quả là vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt gây mất cân bằng hệ đường ruột gây nên triệu chứng hay gặp nhất là tiêu chảy. Trường hợp này bác sĩ sẽ kê cho trẻ loại men vi sinh. Men vi sinh là chế phẩm vi sinh vật chứa nhiều loại vi khuẩn lành tính như pribiotic, lactomin plus, biolactin,… Nên sử dụng men vi sinh đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng kéo dài và không sử dụng ở những bệnh nhân phẫu thậu ruột, viêm tụy,…

Cơ thể con người già đi thì mọi chức năng đều suy giảm trong đó có chức năng sản sinh men tiêu hóa. Bổ sung men tiêu hóa cho người cao tuổi giúp người cao tiểu tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ những dưỡng chất quan trọng như vitamin D, K, omega 3 và ngăn chặn các bệnh người già ở đường tiêu hóa nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý mua về sử dụng, ví dụ với bệnh nhân đái tháo đường không được dùng men tiêu hóa có chứa ermylaza vi chúng nhanh chóng chuyển tinh bột thành đường gây tăng đường huyết,…

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...