Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Tìm hiểu về bệnh viêm amidan ở trẻ em

Tìm hiểu về bệnh viêm amidan ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh viêm amidan là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, do đó mẹ cần nắm được thông tin về căn bệnh này để sớm có hướng điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân gây ra viêm amidan ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra viêm amidan ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra viêm amidan ở trẻ em

Là một căn bệnh trẻ em nguy hiểm và có rất nhiều nguyên nhân gây ra nên trong thời tiết giao mùa mẹ cần đặc biệt chú ý. Một số nguyên nhân gây bệnh cụ thể như:

  • Thời tiết: do sự biến đổi đột ngột của thời tiết trẻ không kịp thích ứng, hệ hô hấp trẻ dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Cấu trúc amidan: amidan có cấu trúc khe hốc, quá trình ăn uống thường làm thức ăn mắc lại tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Không giữ vệ sinh sạch sẽ: khi tiếp xúc với chất bẩn mà không rửa tay bằng xà phòng sau đó trẻ vô tình đưa tay vào miệng khiến mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Trẻ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp khác: khi trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp nhưng không điều trị có thể dẫn tới các biến chứng khác và gây viêm amidan.

Theo đó, khi mắc bệnh, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ói, đau họng, khó thở, khó nuốt, hôi miệng. Amidan quá phát, amidan hốc, amidan teo (mặt lồi lõm). Amidan sưng đỏ, có mủ hoặc không. Hạch cổ nhỏ, mềm, đau hai bên. Đề nghị xét nghiệm quét amidan tìm vi khuẩn kháng sinh đồ (nếu cần). Mặt khác, bệnh được chẩn đoán xác định khi có sốt, đau họng, Amidan to, đỏ, có mủ, công thức máu: BC > 10.000.

Nguyên tắc điều trị viêm amidan

Nguyên tắc điều trị viêm amidan

Nguyên tắc điều trị viêm amidan

Theo các bác sĩ Tây y, nguyên tắc điều trị bệnh như sau:

Xử lí ban đầu:

  • Viêm amidan cấp: dùng Amoxycillin 80 – 100mg/kg/ngày, Cephalexin 50 – 100mg/ kg/ngày. Nếu không đáp ứng với điều trị ban đầu thì dùng Cefaclor 30-50mg/ kg/ngày, Cefuroxim 20mg/kg/ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với những kháng sinh trên ta có thể thay thế bằng Erythromycin 30 – 50mg/kg/ngày, Clindamycin 15mg/kg/ngày, Azitromycin 10mg/kg/ngày. Chờ kết quả phết dịch amidan điều trị theo kháng sinh đồ.
  • Viêm amidan mạn: điều trị triệu chứng. Nếu bộc phát cấp tính, xử trí theo viêm amidan cấp.

Xử trí tiếp theo

  • Nếu đáp ứng với xử trí ban đầu nên tiếp tục điều trị 7 -10 ngày. Nếu không đáp ứng phải điều trị theo kháng sinh đồ.
  • Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong hội chứng ngừng thở lúc ngủ do chèn ép. Amidan quá phát gây khó nuốt, nói ngọng, ngủ ngáy, không tăng trọng, làm trẻ chậm phát triển. Amidan viêm mạn bộc phát cấp tính 3- 5 lần/năm. Tình trạng viêm amidan có biến chứng như áp xe quanh amidan, thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp. Tình trạng viêm mạn hốc mủ, có bã đậu gây hôi miệng thường xuyên. Viêm amidan có sỏi. Phế họng Amidan có mầm bệnh như Streptococcus hemolytic nhóm A, bạch hầu, nấm. Nghi ngờ ác tính.
  • Kỹ thuật mổ: mổ dưới gây mê nội khí quản qua đường mũi, cắt amidan bằng dao điện, cắt amidan bằng coblator, cắt amidan bóc tách thòng lọng.

Điều trị biến chứng

Chảy máu sau cắt amidan: cắt amidan có thể gây chảy máu ngay sau khi cắt, hoặc trong 2 tuần sau đó nếu không theo đúng chế độ ăn uống. Sau cắt amidan bệnh nhân vẫn nhổ ra máu tươi, hoặc mạch tăng trên 10 nhịp/ phút kể từ lúc mổ xong thì phải kiểm tra hố amidan nếu hố amidan có cục máu đông là có chảy máu ta phải tiến hành cầm máu. Nên cầm máu dưới gây mê nội khí quản, bằng đốt điện, kẹp, cột, khâu trụ, truyền dịch, truyền máu. Nếu không hiệu quả phải thắt động mạch cảnh ngoài. Nhiễm trùng hố mổ thì kháng sinh sử dụng là Ampicillin 100mg/kg/ngày TM trong vòng 10 ngày. Nếu sau 2 ngày dùng kháng sinh nói trên mà bệnh không giảm nên sử dụng Cefotaxim 100mg/kg/ngày trong 10 ngày. Giảm sốt với Acetaminophen 15mg/kg/lần uống hoặc nhét hậu môn.

Theo dõi chảy máu, nhiễm trùng trong 10 ngày liền, đặc biệt trong 24 giờ đầu. Chế độ ăn lưu ý ăn thức ăn lỏng, nguội, mềm trong 10 đến 15 ngày tùy vết thương lành nhanh hay chậm. Nói chuyện bình thường ngay sau khi cắt.  Theo dõi và tái khám cần cấp toa hẹn tái khám sau 1 tuần, sau khi cắt Amidan 6 giờ bệnh nhân có thể về trong ngày nếu ở thành phố, nếu ở tỉnh xa thì có thể về sau 24 giờ.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những điều ba mẹ cần biết về tiêu chảy cấp do Virus Rota ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy cấp do Virus Rota là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. ...