Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Thủy đậu để lại những biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Thủy đậu để lại những biến chứng nguy hiểm như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thủy đậu là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ em mặc dù chúng lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm

Thủy đậu để lại những biến chứng gì nguy hiểm?

Thủy đậu để lại những biến chứng gì nguy hiểm?

Thủy đậu xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng cao nhất là ở trẻ em. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em?

Nguyên nhân dẫn tới bệnh thủy đậu

Theo tin tức Y Dược cho biết, bệnh thủy đậu ở trẻ em do siêu virus có tên là Varicella zoter và loại chủng virus này có acid nhân là AND có kích thước từ 150-200mm. Loại virus này thường gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ và bệnh zona thần kinh ở người lớn.

Thủy đậu rất có khả năng lan truyền qua đường hô hấp lớn khi trẻ em tiếp xúc với nguồn bệnh. Chỉ cần nói chuyện và bị tiếp xúc qua nước bọt, nói chuyện, hắt hơi, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày thì rất dễ bị lây bệnh.

Thường trẻ dưới 5 tuổi sẽ rất dễ mắc bệnh hơn và nặng hơn các độ tuổi khác. Đặc biệt với phụ nữ đang mang thao 3 tháng đầu thì nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

Thủy đậu ở trẻ em có hiện tượng như thế nào?

Theo các chuyên gia giáo dục Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết rằng: Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 12 – 14 ngày mới bắt đầu có những hiện tượng và triệu chứng rõ rệt từ khi nhiễm bệnh. Với những trẻ có hệ miễn dịch kém thì trung bình 10 ngày là sẽ phát bệnh, có trẻ có sức đề kháng khỏe thì trên 20 ngày mới có những biểu hiện rõ rệt.

Trẻ sẽ có hiện tượng khi phát bệnh như sốt cao, đau đầu, mỏi mệt, chán ăn và sau 24h sẽ xuất hiện những nốt rạ tròn nhỏ trên cơ thể và sau đó sẽ hình thành những cục mụn nước, bóng nước và có kích thước từu 3-10mm chứa dịch trong. Sau 24h bóng nước này sẽ bị đục và vỡ ra tạo thành các vết loét trên cơ thể. Không chỉ có những nốt trên người mà có thể mọc mụn nước trong niêm mạc miệng.

Những nốt rạ có trung bình có 100-500 nốt mọc rải rác ra toàn thân tùy vào mức độ bị bệnh nặng hay nhẹ, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu do các nốt rạ. Sau 6-10 ngày phát bệnh thì thủy đậu sẽ giảm dần hoặc kéo dài hơn tùy theo những cách điều trị.

Thủy đậu có những triệu chứng gì?

Thủy đậu có những triệu chứng gì?

Thủy đậu có những triệu chứng gì?

Theo một giảng viên đang dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khuyên rằng: Khi trẻ mắc những triệu chứng sau hãy nhanh chóng đưa trẻ tới các trung tâm Y tế gần nhất sẽ bác sĩ hướng dẫn cách điều trị. Thủy đậu có thể trị dứt điểm sau 2 tuần nhưng bố mẹ không được chủ quan vì bệnh có thể sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn nếu không kiêng khem hợp lí.

Trẻ bị sốt cao liên tục, không có dấu hiệu hạ sốt

Toàn thân xuất hiện rạ nước, mụn nước trẻ ngứa ngáy khó chịu

Xung quanh các bóng nước có mủ, bị tấy đỏ

Trẻ bỏ ăn hoặc chán ăn, có các triệu chứng co giật.

Khi mắc bệnh thủy đậu phải được điều trị kịp thời và đúng cách không sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: Viêm gan, viêm màng não, nhiễm trùng nốt dạ, hoặc có thể xuất huyết,…Đặc biệt để bệnh nặng hơn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của trẻ nhỏ.

Khi bị thủy đậu nên làm những gì?

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị thủy đậu? Khi phát hiện trẻ bị bệnh thủy đậu bố mẹ cần cách ly bé với các thành viên trong gia đình. Tất cả các vật dụng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, bát đuẫ, bàn chải đánh răng… cần được dùng riêng. Nên cắt móng tay cho bé để tránh bé cào cấu vào các nốt thủy đậu khiến da bị tổn thương.

Không nên quan niệm kiêng nước, kiêng gió mà cần vệ sinh cho bé bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau rửa nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt thủy đậu, thấm khô sau đó bôi thuốc và mặc quần áo cho bé. Bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, nước hoa quả để bổ sung vitamin…

Nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh thủy đậu tốt nhất. Cha mẹ cần theo dõi kĩ thể trạng sức khỏe của bé để tránh tình trạng bé bị sốt cao trở lại hoặc các mụn nước bị vỡ do trầy xước và cần có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em thường mắc phải

Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền ...