Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Những lợi ích không ngờ từ việc kết hợp Đông và Tây Y

Những lợi ích không ngờ từ việc kết hợp Đông và Tây Y

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Việc kết hợp giữa Đông y và Tây y đã mang lại nhiều hiệu quả không ngờ tới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện sức khỏe con người.

Đông Tây Y kết hợp trong điều trị bệnh

Đông Tây Y kết hợp trong điều trị bệnh

Trong ngành y tế nước ta, Đông và Tây Y đã có những hướng điều trị kết hợp mang lại nhiều hiệu quả tích cực đối với sức khỏe người bệnh, tuy nhiên việc kết hợp giữa 2 phương pháp điều trị này cần được tư vấn từ những chuyên gia có chuyên môn, việc kết hợp sai cách có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được.

Những ưu điểm của việc kết hợp Đông y và Tây Y

  • Việc kết hợp giữa 2 phương pháp giúp củng cố và nâng cao hiệu quả chữa trị ung thư: Dùng phẫu thuật hoặc phóng xạ có thể nhanh chóng diệt trừ ổ bệnh, đồng thời dùng Đông y để điều dưỡng, làm giảm tác dụng phụ. Đồng thời Đông y thể nâng cao khả năng miễn dịch, ngăn chặn ung thư tái phát hoặc di căn, giúp củng cố hiệu quả của phấu thuật và phương pháp phóng xạ.
  • Kiêm trị cả tiêu bản: Tây y trị tận gốc, diệt ổ bệnh; Đông y trị tiêu bản, vừa có thể diệt trừ nhiều triệu chứng của người bệnh, vừa có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tấn công tế bào ung thư, có tác dụng trong việc diệt trừ tế bào ung thư còn lưu lại.
  • Sự thống nhất giữa tiêu diệt ổ bệnh và phục hồi chức năng toàn cơ thể: Tây y tiêu diệt ổ bệnh đạt tỷ lệ nhanh, thành công tương đối cao nhưng nó thường gây tổn thương cho cơ thể người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hồi phục sức khỏe. Đông y có tác dụng cải thiện thị lực, điều hòa âm dương…giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Lợi ích mang lại khi kết hợp điều trị bằng Đông và Tây Y

Thực tế việc phối hợp hợp lý giữa 2 phương pháp có thể nâng cao được hiệu quả, giảm bớt những tác dụng phụ của thuốc cụ thể như:

  • Kim ngân hoa phối hợp với Bezyl penicillin có tác dụng ức chế khả năng kháng Penicillin của tụ cầu vàng.
  • Các vị thuốc đông y thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc như bồ công anh, diếp cá, lô căn, thạch cao, trúc diệp, bản lam căn… phối hợp với Penicillin G có tác dụng nâng cao hiệu quả trị liệu đối với các đợt bùng phát cấp tính của bệnh viêm phế quản mạn tính.
  • Những đông dược kiềm tính như bằng sa, ngõa lăng tử khi dùng kết hợp với Oxacillin và Erythromycin có thể ngăn được sự phá huỷ của dịch vị, làm tăng khả năng hấp thu và hiệu lực kháng khuẩn của hai loại kháng sinh này.
  • Griseofulvin là một kháng sinh chống nấm thường khó hấp thu và dễ gây ra các phản ứng bất lợi như buồn nôn, nôn, đi lỏng, đau đầu…nếu phối hợp với nhân trần có thể làm tăng độ dung giải, nâng cao hiệu lực sinh học và có thể giảm lượng dùng của Griseofulvin từ 33 – 55%.
  • Diphenhydramine (Benadryl) phối hợp với ma hoàng và Clenbuterol phối hợp với dương kim hoa (cà độc dược) đều có tác dụng hiệp đồng nâng cao hiệu quả điều trị bệnh hen phế quản.
  • Khi dùng phối hợp với cam thảo các tác dụng phụ này sẽ được giảm thiểu bởi lẽ Glycyrrhizic acid có trong thành phần của cam thảo sẽ kết hợp với gốc kiềm tính của Streptomycin để tạo nên Streptomycin glycyrrhizinate có độc tính thấp hơn nhưng năng lực kháng khuẩn vẫn được giữ nguyên.
  • Cyclophosphamide là thuốc chữa ung thư nhưng thường có các tác dụng phụ ở đường tiêu hoá như nôn, buồn nôn, đi lỏng…
    Khi dùng kết hợp với bạch cập và hải phiêu tiêu thì các rối loạn này được phòng chống một cách tích cực nhờ vào khả năng chỉ huyết, tiêu thũng và bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột của hai vị thuốc này.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp Đông, Tây Y kết hợp

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp Đông, Tây Y kết hợp

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp Đông, Tây y kết hợp

Khi kết hợp điều trị bệnh bằng Đông y và Tây Y bạn không nên sử dụng cùng lúc mà cần có thời gian cách xa nhau. Để tránh các thành phần hóa học trong thảo dược cũng như tân dược tác động lên nhau làm biến thể công dụng điều trị thuốc.

Nếu kết hợp uống thuốc Đông y và Tây y cùng một lúc, cần có sự cho phép và hướng dẫn của bác sỹ. Việc phối hợp dùng thuốc cùng lúc là để nhằm tăng công dụng của thuốc hoặc làm giảm độc tính cũng như tác dụng phụ của thuốc. Việc kết hợp thuốc Đông y và Tây y sẽ có những tác dụng phụ nếu có sự đối kháng giữa các thành phần thuốc.

Khi sử dụng thuốc thì cần tránh những loại thức ăn hay thảo dược khác có thể gây nên biến chứng phụ cho bệnh và gây khó khăn cho quá trình điều trị. 

Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitrilglycoside thì không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan.

Theo Tin Tức Y Dược, các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể gây rối loạn nhịp tim. Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai… vì có thể gây sỏi đường tiết niệu và chứng đái ra máu.

Việc Đông, Tây Y kết hợp đã mang lại những kết quả điều trị khả quan ở một số bệnh, tuy nhiên thì sự phối hợp đó phải hợp lý, có cơ sở khoa học rõ ràng và nghiêm túc, tuyệt đối không được tự ý kết hợp để tráng những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...