Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Những điều cần biết về bệnh nấm đường tiêu hóa ở trẻ

Những điều cần biết về bệnh nấm đường tiêu hóa ở trẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nấm đường tiêu hóa là một bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đây là nguyên nhân chính gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài ở trẻ.

Phân loại và biểu hiện bệnh nấm đường tiêu hóa

Phân loại và biểu hiện bệnh nấm đường tiêu hóa

Bệnh nấm đường tiêu hóa là gì?

Bệnh nấm đường tiêu hóa là một trong các căn bệnh trẻ em thường gặp, thực tế trong hệ tiêu hóa có chứa hệ vi sinh vật vô cùng đa dạng. Khi cơ thể khỏe mạnh chúng sống cộng sinh, hỗ trợ nhau giúp tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi cơ thể suy giảm miễn dịch các vi sinh vật sẽ tăng số lượng, phá vỡ hệ cân bằng vi sinh trong đường ruột dẫn đến tổn thương đường ruột.

Nấm đường tiêu hóa là tình trạng nấm Candida phát triển mạnh về số lượng dẫn đến sản sinh một lượng lớn độc tố gây tổn thương đường tiêu hóa với các triệu chứng: đau bụng, tiêu chảy, bụng đầy trướng, ăn uống kém, chậm tăng cân…

Phân loại và biểu hiện bệnh nấm đường tiêu hóa

Theo nghiên cứu Tây y, nấm có thể gây bệnh ở các cơ quan sau: Miệng, lưỡi, thực quản, dạ dày… Tùy thuộc vị trí gây bệnh mà có các biểu hiện triệu chứng khác nhau trên trẻ. Có bốn dạng nhiễm nấm điển hình thường gặp ở trẻ:

– Nấm miệng lưỡi: là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ gây tổn thương niêm mạc miệng và lưỡi. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những mảng bám màu trắng đục bám chắc trên bề mặt miệng và lưỡi của trẻ. Trẻ sẽ có các triệu chứng: bỏ bú, đau rát vùng miệng, lưỡi, trẻ biếng ăn, chậm tăng cân. Nấm miệng, lưỡi kéo dài có thể gây nấm thực quản – dạ dày.

– Nấm thực quản: Được phát hiện khi nội soi thực quản sẽ thấy các mảng bám màu trắng trên bề mặt thực quản, trường hợp nặng các mảng bám rất lớn, màu trắng ngà, chảy máu. Khi bị bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện: Nôn, trớ thường xuyên, đau vùng thực quản, nuốt khó, bú kém, chậm tăng cân…

– Nấm dạ dày: Trẻ sẽ có các biểu hiện: rối loạn đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy,nôn trớ, đầy chướng bụng, khó tiêu. Trường hợp nặng gây viêm loét, chảy máu hoặc thủng dạ dày.

– Nấm toàn bộ đường tiêu hóa: Đây là tình trạng nặng. Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Đau bụng, tiêu chảy kéo dài, hấp thụ kém dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước và điện giải, có thể sốt, trường hợp nặng có thể gây tử vong ở trẻ. Bệnh được phát hiện dựa vào xét nghiệm thấy nấm trong phân.

Nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đường tiêu hóa ở trẻ, ví dụ như:

  • Hoa quả, thức ăn của trẻ chưa được chế biến và bảo quản đúng cách
  • Chế độ ăn uống của trẻ không điều độ, kém dinh dưỡng sử dụng các thực phẩm hàm lượng đường cao cũng tăng nguy cơ mắc bệnh về nấm.
  • Cha mẹ không có kiến thức trong việc sử dụng kháng sinh cho trẻ, sử dụng kháng sinh một cách bữa bãi, không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Trẻ sau ốm hoặc phẫu thuật, sử dụng kháng sinh nhiều ngày dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm, mất cân bằng hệ thống vi sinh vật đường tiêu hóa.
  • Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mạn tính rất dễ nhiễm nấm đường tiêu hóa

Vì thế các chuyên gia chia sẻ trên trang tin tức Y Dược cho hay, các bậc cha mẹ nên chế biến và bảo quản thực phẩm cho trẻ hợp vệ sinh, đồng thời lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh. Nên cho trẻ bổ sung các thực phẩm có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm như: sữa chua, men vi sinh, quả hạnh nhân. Khi trẻ ốm phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tránh sử dụng và lạm dụng kháng sinh.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em thường mắc phải

Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền ...