Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Khi trẻ bị nôn trớ thì mẹ cần làm gì?

Khi trẻ bị nôn trớ thì mẹ cần làm gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nôn là sự tống xuất toàn bộ hay một phần các chất trong dạ dày ra ngoài theo đường miệng. Nôn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau tại đường tiêu hóa hay ngoài đường tiêu hóa.

Các triệu chứng lâm sàng khi trẻ bị nôn trớ

Các triệu chứng lâm sàng khi trẻ bị nôn trớ

Các triệu chứng lâm sàng

Nôn trớ là một trong các căn bệnh trẻ em thường gặp, bệnh có thể xuất hiện ngay sau sinh hoặc sau sinh từ 3-4 tháng, thông thường trẻ nôn càng nhiều thì càng nặng, tuy nhiên khi trẻ nôn ít cũng không loại trừ nguy cơ bệnh lí tiến triển nặng. Khi trẻ nôn mẹ cần chú ý các đặc điểm như: nôn trước hay sau ăn, có liên quan đến bữa ăn hay không, đặc điểm của chất nôn: chất nôn có bao gồm thức ăn, dịch mật, máu,…Trẻ nôn kèm theo chán ăn, quấy khóc, bỏ bú  hay sau nôn bé vẫn ăn uống bình thường. Nếu sau nôn trẻ vẫn bình thường và ăn uống vui chơi trở lại thì mẹ yên tâm tình trạng nôn trớ này có thể chỉ do trẻ ăn quá no hoặc bú nhiều dấn đến nôn trớ một chút, tuy nhiên nếu tiến triển nặng lên thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán vá điều trị sớm, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Trẻ nôn trớ do bị ép ăn mẹ nên làm gì?

Theo các bác sĩ Tây y, mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều gây nên tâm lý sợ khi đến bữa ăn của con, khi tập cho trẻ một loại thức ăn mới thì cho con làm quen vị dần dần, ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Trẻ nhỏ còn bú mẹ thì sau bú mẹ bế hơi dụng 15-20 phút rồi mới đặt nằm xuống, chú ý khi trẻ lật đột ngột cũng có thể gây nôn trớ. Trẻ bú bình động tác dốc bình sữa cần chú ý sao cho sữa ngập núm vú để tránh tình trạng bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày gây chướng bụng.

Khi trẻ bị nôn trớ thì mẹ cần làm gì?

Nếu nôn kèm theo các triệu chứng bệnh lý như đi ngoài nhiều lần phân lỏng, sốt, tắc ruột với những trẻ có tiền sử can thiệp ngoại khoa ổ bụng, lồng ruột cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị sớm. Khi bé nôn nhiều sẽ gây mất nước và điện giải do đó mẹ cần chú ý bổ sung nước đầy đủ cho con, có thể cho trẻ uống ORS hoặc nước trái cây pha loãng, hoặc tối thiểu cần cho con uống nước ấm để nguội. Chú ý khi trẻ nôn nhiều đừng ép trẻ uống liên tục, cách này chỉ làm cho con tăng tình trạng nôn, nên áp dụng các biện pháp như sau: đặt trẻ nằm nghiêng trái khi nôn, đầu thấp, đợi trẻ hết nôn cho trẻ súc miệng hoặc có thể cho uống ngay ORS pha đúng tỷ lệ, việc pha ORS đúng tỷ lệ rất quan trọng. Không nên cho con uống nhiều một lúc vì khi trẻ mất nước sẽ có xu hướng khát nhiều và uống với số lượng lớn ngay, tuy nhiên phản ứng này sẽ khiến sẻ càng nhanh chóng nôn trở lại nặng hơn, do vậy mẹ nên cho bé uống từng ngụm nhỏ hoặc bằng thìa.

Nếu tình trạng nôn không đỡ thì ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế, nếu tình trạng nôn ói giảm dần thì mẹ tiếp tục cho uống luân phiên 50ml dung dịch ORS và 50ml nước ấm sau mỗi nửa giờ. Nếu tiến triển tốt thì sau đó trẻ bớt nôn trớ, bú trở lại được, khi này cho bé bú mẹ hoặc bú bình số lượng từ 90-120ml mỗi 2-4 giờ, sau từ 12-24 giờ nôn không quay trở lại có thể cho trẻ ăn uống bình thường trở lại và bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc, gạo lứt, sữa chua. Đảm bảo giấc ngủ cho con để con nhanh chóng hồi phục. Không tự ý cho con dùng bất kì loại thuốc chống nôn hay các loại thuốc Đông y nào mà chưa có y lệnh của bác sĩ.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những điều ba mẹ cần biết về tiêu chảy cấp do Virus Rota ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy cấp do Virus Rota là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. ...