Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Giãn rách cơ gấp hông khi hoạt động thể thao trong sinh viên Y dược

Giãn rách cơ gấp hông khi hoạt động thể thao trong sinh viên Y dược

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong hoạt động thể dục thể thao vấn đề xảy ra chấn thương là điều không mong muốn của người tập luyện như sinh viên Y dược hoặc vận động viên. Vậy trong trường hợp này cần sơ cứu như thế nào?

Giãn rách cơ gấp hông khi hoạt động thể thao trong sinh viên Y dược

Giãn rách cơ gấp hông khi hoạt động thể thao trong sinh viên Y dược

Thế nào là giãn rách cơ gấp hông?

Theo các bác sĩ Tây y, “Giãn rách cơ gấp hông” hoặc “sái cơ gấp hông” là trạng thái bị kéo căng quá mức hoặc bị đứt, rách ở nhóm cơ gấp hông. Cơ gấp hông trên thực tế được tạo thành từ hai cơ chính – các chậu và cơ thắt lưng chậu. Các cơ này đi từ phía sau dưới cột sống đến mặt trước của đùi.

Giãn rách cơ gấp hông, cũng giống như giãn rách cơ tứ đầu đùi, thường xảy ra trong chạy nước rút hoặc khi thực hiện cú đá mạnh, thường là do tình trạng quá tải của các cơ bắp, hoặc nỗ lực vận cơ quá nhanh (khi thực hiện cú đá mạnh trong Bóng đá). Giống như tất cả các thể giãn rách cơ bắp, giãn rách cơ gấp hông có thể phân ra các loại như nhẹ (độ 1), vừa phải (độ 2) hoặc nặng hơn, bị đứt, rách hoàn toàn (độ 3).  Giãn rách cơ là chấn thương phổ biến trong tất cả các môn thể thao, đặc biệt là trong Bóng đá khi phải chạy nước rút và thay đổi đột ngột hướng chuyển động. Giãn rách cơ là trạng thái bị kéo giãn hoặc rách của cơ hoặc các gân, dây chằng. Sự khác biệt giữa giãn cơ và bong gân là ở chỗ – bong gân là một chấn thương dây chằng, trong khi giãn rách cơ là chấn thương đối với gân hoặc cơ.

Mức độ nghiêm trọng của chấn thương giãn rách cơ gấp hông có thể xảy ra từ đứt rách hoàn toàn cơ bắp đến mức nhẹ là xuất hiện những đứt rách rất nhỏ hoặc bị “căng giãn” mà sinh viên Y dược có thể sẽ không nhận thấy vào thời điểm đó.

Các triệu chứng của giãn rách cơ gấp hông là gì?

Các triệu chứng chấn thương cơ gấp hông có thể được phân thành 1, 2 hoặc 3 cấp độ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.

Các triệu chứng của giãn rách cơ gấp hông là gì?

Các triệu chứng của giãn rách cơ gấp hông là gì?

Chấn thương cấp độ 1 có thể có sự căng giãn cơ hoặc vi đứt rách cực trong cơ. Chấn thương cấp độ 2 có thể có đứt rách một phần trong cơ và chấn thương cấp độ 3 thường là dạng chấn thương nghiêm trọng, cơ bắp bị đứt rách hoàn toàn. Khi bị chấn thương ở cấp độ 2 hoặc 3, sinh viên Y Dược cảm thấy đau đột ngột ở vùng hông trong hoạt động đòi hỏi phải co cơ một cách bộc phát. Đau xuất hiện cục bộ và đau tăng khi sờ nắn, và nếu bị căng giãn nặng thì sẽ có sưng và bầm tím.

+ Các triệu chứng ở cấp độ 1 sinh viên Y Dược cảm thấy căng cứng và đau ở phía trước trên của đùi trong khi hoạt động nhưng vẫn có thể đi lại được đúng tư thế. Sinh viên Y Dược thường sẽ nhận thấy bị chấn thương sau khi đã thực hiện các bài tập hồi tĩnh hoặc là vào ngày hôm sau. Sinh viên Y dược có thể đã không bị sưng tấy nhiều, nhưng sẽ cảm thấy khó chịu hoặc hơi đau khi chạy nước rút, sút bóng đá hoặc thay đổi phương hướng chuyển động một cách nhanh chóng. Thường thì sinh viên đó vẫn có thể thi đấu đến khi kết thúc trận đấu.

+ Các triệu chứng ở cấp độ 2 trong tập luyện hoặc thi đấu, sinh viên Y dược có thể nhận thấy bị “rút mạnh” hoặc “chuột rút” ở phần trước trên của đùi. Sinh viên Y dược có thể cảm thấy khớp háng của mình đã bị sái. Sinh viên Y Dược có thể sẽ không thể đi lại được một cách vững chắc và sẽ không thể chạy tăng tốc cũng như sút bóng một cách hiệu quả.

+ Các triệu chứng ở cấp độ 3 sinh viên cảm thấy đau nhức ở vùng trước trên của đùi khi chạy nước rút hoặc đá chân mà trong hầu hết các trường hợp sinh viên Y dược phải dừng lại không tiếp tục vận động được. Khi thực hiện co cơ tĩnh sẽ rất đau đớn và có thể xuất hiện chỗ phình trong cơ. Sinh viên thấy đau dữ dội và thấy bị sưng tấy.

Tuy nhiên, chấn thương đứt, rách hoàn toàn các cơ gấp hông là hiếm xảy ra. Những chấn thương này phải điều trị lâu dài bằng vật lý trị liệu thì mới khỏi được.

Phương pháp sơ cứu ban đầu mà mỗi sinh viên Y Dược cần biết

Phương pháp sơ cứu ban đầu mà mỗi sinh viên Y Dược cần biết

Phương pháp sơ cứu ban đầu mà mỗi sinh viên Y Dược cần biết

Theo nguồn tin tức Y Dược, ban đầu người chơi có thể sử dụng phác đồ RICE (nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và giữ cao tư thế), cũng như một số bài tập kéo căng nhẹ nhàng. Sau đó phải đến gặp chuyên gia chấn thương thể thao (một bác sĩ thể thao hoặc bác sĩ vật lý trị liệu) – là người có thể tư vấn về các biện pháp phục hồi chức năng phù hợp và hướng dẫn cho họ trở lại tập luyện và chơi bóng đá.

Các chuyên gia chấn thương thể thao có thể làm gì? Bác sĩ vật lý trị liệu trong thể thao sẽ sử dụng một số công nghệ khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho sự trở lại tập luyện và thi đấu của sinh viên Y dược. Một số biện pháp kỹ thuật này bao gồm; băng ép và điều trị bằng lạnh/nhiệt, châm cứu, sử dụng các kỹ thuật massage thể thao, điện trị liệu, các bài tập kéo dài, kéo căng và các bài tập củng cố cơ bắp. Các bài tập củng cố cơ bắp là rất quan trọng để phòng ngừa chấn thương cơ gấp hông xảy ra một lần nữa. Các biện pháp vật lý trị liệu sẽ được kê toa trong một chương trình phục hồi chức năng và theo dõi tiến triển của quá trình điều trị.

Điều quan trọng nhất là chuyên gia vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho các cầu thủ về việc trở lại tập luyện và thi đấu của họ. Thông qua các cuộc gặp với các chuyên gia vật lý trị liệu về thể thao, các cầu thủ cũng được cung cấp các phương tiện để phục hồi các chức năng cơ bắp của họ một cách tốt nhất và cũng phòng ngừa được sự tái phát chấn thương này.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...