Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Đông Y trị chứng tâm dương hư ở người cao tuổi

Đông Y trị chứng tâm dương hư ở người cao tuổi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Trong Đông y, chứng tâm dương hư là Bệnh người già do tuổi cao sức yếu mà thành bệnh. Tâm quý (tim hồi hộp), hung tý (đau vùng ngực), hư lao (cơ thể suy nhược mỏi mệt).

Tâm dương hư sinh chứng tâm quý (rối loạn nhịp tim)

Do khí và âm của tâm đều hư liên lụy đến dương, dẫn đến tâm dương bất túc, thần không có nơi ở yên ổn, hoặc do âm tà nghịch lên làm tổn hại tâm dương mà sinh bệnh.

Y học cổ truyền trị chứng tâm dương hư ở người cao tuổi
Chứng tâm dương hư phần nhiều do tuổi cao

Biểu hiện: Trong tâm có cảm giác trống rỗng nên hồi hộp sợ hãi.

Phép trị: ôn thông tâm dương.

Bài thuốc Đông Y: “Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang” gồm: quế chi 12g, cam thảo 16g, long cốt 16g, mẫu lệ 16g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

Tâm dương hư sinh chứng hung tý (co thắt mạch vành tim)

Do tâm khí bất túc dương khí trong hung cách không mạnh, làm vít lấp tắc nghẽn tâm khiếu (động mạch vành) hoặc do đàm trọc làm nghẽn tâm dương, dương khí ở vùng ngực không thông, khí huyết vận hành bị trở ngại, mạch ở tâm tắc nghẽn mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Vùng ngực khó chịu, đau từng cơn, đoản hơi, người mệt mỏi…

Phép trị: Ôn trung tán hàn.

Bài thuốc: “Quát lâu giới bạch bán hạ thang”, hoặc bài “Ngô thù du hoàn”: quát lâu 1 quả, bạch giới 120g, bán hạ 25g, rượu trắng vừa đủ. Y dược học khuyên bệnh nhân ngày sắc một thang, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc đói khi thuốc còn ấm.

Y học cổ truyền trị chứng tâm dương hư ở người cao tuổi
Bài thuốc: “Quát lâu giới bạch bán hạ thang”

Tâm dương hư sinh chứng hư lao (suy tim)

Do tâm dương bất túc, huyết đi không lưu lợi, tâm khí không đầy đủ mà sinh bệnh.

Biểu hiện: Bệnh nhân sắc mặt trắng bệch, tự ra mồ hôi, người mệt mỏi, sức yếu, lưỡi nhạt, mạch nhược.

Phép trị: Ôn dương ích khí.

Bài thuốc: “Tứ nghịch thang” phối hợp với bài “Bổ khí vận tỳ thang” gồm: phụ tử chế 8g, cam thảo 80g, can khương 60g, hoàng kỳ 12g, nhân sâm 8g, bạch truật 12g, phục linh 12g, sinh khương 6g, trần bì 12g, sa nhân 12g, bán hạ 10g, đại táo 12g khuyến cáo tùy sức khỏe bệnh nhân mà dùng liều lượng cho thích hợp. Ngày sắc một thang, chia 3 lần, uống sau khi ăn.

Nguồn: Y học 360

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...