Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Điều trị viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi như thế nào?

Điều trị viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bệnh viêm phế quản mãn tính có thể gây ra hội chứng tắc nguy hiểm cho sức khỏe người già. Vậy làm sao để điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính?

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính là một trong những bệnh người già thường hay gặp phải và gây cho họ rất nhiều phiền toái. Vậy nguyên nhân là do đâu? “Thủ phạm” gây viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi được xác định do: Sức đề kháng của cơ thể giám sút theo thời gian. Thêm vào đó, nghiện thuốc lá và thuốc lào cũng được xem là nguyên nhân chính để bệnh biểu hiện và tiến triển nặng hơn một cách dễ dàng.

Ngoài ra, ô nhiễm khói bụi: SO2, NO2…; các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và các đợt nhiễm khuẩn phế quản cấp tính; cơ địa và di truyền: dị ứng, nhóm máu A, thiếu IgA, khí hậu lạnh và ẩm; bệnh nhày nhớt và giảm alpha1 antitripsin,… cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, bệnh viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi thường được chia thành 2 loại:

  • Viêm phế quản mãn tính lành tính: chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy), chiếm tỷ lệ cao khoảng 90%.
  • Viêm phế quản mãn tính ác tính: thường xảy ra ở các tiểu phế quản, chiếm tỷ lệ thấp khoảng 10%. Trường hợp bị mắc phải viêm phế quản mãn tính loại này có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: hội chứng tắc nghẽn thở ra dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở người già.

Cách điều trị viêm phế quản mãn tính ở người già

Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn, khi người già mắc phải bệnh viêm phế quản mãn tính cần tuân thủ một số nguyên tắc trong việc điều trị như sau:

  1. Dùng kháng sinh: Khi có biểu hiện nhiễm khuẩn như: sốt, đờm vàng hoặc có mủ; chỉ số bạch cầu trong máu tăng,… Với thể tắc nghẽn mạn tính và nhày mủ cần dùng kháng sinh mạnh phổ rộng ngay. Trong Tây Y nên ưu tiên 2 nhóm: cephalosporin thế hệ 2, 3 và macrolid: rovamyxin, roxithromixin.
  2. Sử dụng thuốc long đờm: acemux, bisolvon.
  3. Dùng thuốc giãn phế quản: phổ biến là salbutamol, theophylin.
  4. Dùng Corticoid: prednisolon, metylprednisolon.

Ngoài những phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già nêu trên thì bạn cũng nên lưu ý thực hiện một số lời khuyên hữu ích sau giúp hỗ trợ điều trị cũng như phòng bệnh viêm phế quản hiệu quả:

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp nói chung có thể “tấn công”.
  • Hạn chế tối đa hoặc bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu mắc các căn bệnh về đường hô hấp cần điều trị bệnh triệt để bằng các phương pháp Đông Y, Tây Y, tránh để bệnh tiến triển thành mãn tính khó chữa, nguy hiểm đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...