Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Chăm sóc và xử lý sốt mọc răng an toàn hiệu quả cho trẻ

Chăm sóc và xử lý sốt mọc răng an toàn hiệu quả cho trẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sốt mọc răng là một tình trạng rất thường gặp ở trẻ khi chuẩn bị mọc răng. Vậy phải làm thế nào để giúp hạ sốt mọc răng cho trẻ hiệu quả, an toàn và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ?

Trẻ bị sốt mọc răng

Trẻ bị sốt mọc răng

Sốt mọc răng thông thường không gây nguy hiểm hay tổn hại gì tới sức khỏe của trẻ, trẻ đôi khi quấy khóc và chỉ sốt nhẹ khi răng nhú lên, tuy nhiên cũng có không ít trường hợp trẻ mọc răng bị sốt cao làm tăng nguy cơ tiến triển của bệnh cấp tính, gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan trong việc chăm sóc trẻ bị sốt do mọc răng.

Dấu hiệu của sốt mọc răng

Sốt do mọc răng thường là do nướu trẻ bị viêm nhiễm và sốt có thể tự khỏi sau vài ngày. Sốt do mọc răng thường đi kèm theo một số dấu hiệu nhận biết như: 

Nướu đỏ, đau lợi: nhìn vào lợi trẻ mẹ sẽ thấy lợi sưng đỏ và tình trạng này thường kéo dài trước khi răng mọc 3-5 ngày.

Hay cho tay vào miệng: Khi răng chuẩn bị mọc, trẻ sẽ có cảm giác ngứa lợi, do đó chúng thường cho tay đồ chơi hay vật bất kì vào miệng để gặm. Trẻ thường xuyên quấy khóc, không chịu bú, sụt cân, chảy nhiều nước dãi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Sốt mọc răng ở trẻ chỉ vào khoảng 38-38,5 °C kéo dài từ 2 đến 3 ngày trước khi răng của trẻ nhú lên. Sau khi răng của trẻ nhú lên thì sốt cũng giảm và dứt hẳn. Trong trường hợp trẻ mọc răng sốt phát ban thì bệnh thường sẽ khỏi trong khoảng 5 đến 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách và uống thuốc theo chỉ định.

Các bậc phụ huynh cần phải lưu ý khi trẻ có ít hoặc không có các dấu hiệu kèm theo của việc mọc răng và trẻ bị sốt cao, liên tục thì mẹ không nên kết luận trẻ bị sốt do mọc răng mà đó có thể là sốt do mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ nào đó. Do vậy, tốt hơn hết các mẹ nên đưa trẻ đi khám để có kết luận chính xác nhất tình trạng sốt trẻ đang gặp phải.

Trường hợp trẻ sốt cao, sốt phát ban khi mọc răng có nguy hiểm không?

Trẻ mọc răng thường chỉ sốt nhẹ ở mức 38 đến 38,5°C. Nếu trong trường hợp khi mọc răng mà bé nhà bạn lại bị sốt cao, sốt trên 39 độ, sốt phát ban thì mẹ cần phải hết sức lưu ý, rất có thể con bị sốt cao không phải là do mọc răng mà là do một bệnh lý nguy hiểm nào khác như sốt do viêm họng cấp, trẻ sốt siêu vi, trẻ bị sốt do sởi, trẻ sốt do viêm tai giữa, trẻ bị sốt phát ban…Tốt hơn hết là mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện đến để khám và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm về sau như: co giật toàn thân, tổn thương tế bào thần kinh hay thiếu oxy não gây hôn mê hoặc tử vong, trẻ chậm phát triển trí tuệ

Cách chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng hiệu quả tại nhà

Trẻ bị sốt mọc răng thường sẽ tự khỏi trong vòng 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên các mẹ cũng không được chủ quan mà cần phải có chế độ chăm sóc con giai đoạn này đúng cách, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn trong việc ăn uống.

Massage lợi cho bé

Mẹ có thể giảm sự khó chịu của bé bằng cách massage lợi cho con mỗi ngày trong thời gian bé mọc răng. Mẹ có thể dùng ngón tay của mình hoặc đồ massage lợi bằng cao su mềm để chà nhẹ lên vùng lợi con đang mọc răng. Có thể lúc đầu bé thấy chưa quen nên sẽ phản đối một chút nhưng các mẹ không nên mất kiên nhẫn, bỏ cuộc quá nhanh.

Bổ sung nước cho trẻ

Theo chia sẻ từ Tin tức Y Dược cho biế, để trẻ nhanh chóng hạ sốt khi mọc răng, với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên tăng số lần ăn sữa mỗi ngày cho trẻ, còn với những trẻ lớn hơn thì việc bổ sung thêm nước như nước sôi, nước hoa quả cũng góp phần giúp bé hạ sốt. Bên cạnh đó khi trẻ bị sốt nhẹ, mẹ nên lau người cho con bằng khăn được ngâm nước ấm. Việc mồ hôi cùng nước ấm bốc hơi từ từ khỏi người sẽ giúp con hạ sốt nhanh chóng.

Cách chăm sóc và xử lý khi trẻ bị sốt mọc răng

Cách chăm sóc và xử lý khi trẻ bị sốt mọc răng

Cho trẻ sử dụng đồ chơi gặm nướu

Khi mọc răng, trẻ có thể bị ngứa lợi vì tác động của răng nên mẹ hãy cho bé một vật dụng gì đấy mềm, to vừa phải để bé giải quyết sự khó chịu. Nếu trẻ hơi bị sốt, bạn có thể để đồ chơi gặm nướu trong tủ lạnh một lát rồi mới cho bé nhai. Lưu ý các mẹ nên mua đồ chơi gặm nướu ở những cửa hàng chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trường hợp trẻ sốt cao hơn 38 độ thì mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc paracetamol. Tuy nhiên cần tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ, tránh việc ngộ độc thuốc có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho trẻ.

Đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong các bữa ăn: chất béo, tinh bột, đường, đạm, thực phẩm chứa Canxi cho bé trong giai đoạn này là rất cần thiết, giúp tăng sức đề kháng của trẻ. Mẹ nên xay nhuyễn, giã nhỏ, luộc hoặc hấp chín kĩ thức ăn để trẻ nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Bởi khi mọc răng lợi trẻ thường bị đau nên việc ăn uống của trẻ cũng rất khó khăn. 

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em thường mắc phải

Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền ...