Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Sức Khoẻ Làm Đẹp > Giải đáp Y khoa: Bệnh chín mé có nguy hiểm không?

Giải đáp Y khoa: Bệnh chín mé có nguy hiểm không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Chín mé là một trong những bệnh ngoài da rất hay gặp hiện nay. Chín me do tụ cầu khuẩn vàng và Herpes gây mưng mủ, sưng và áp xe khiến bệnh nhân khó chịu.

Bệnh chín mé có nguy hiểm không?

Bệnh chín mé có nguy hiểm không?

Các giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giải đáp thắc mắc thường gặp khi bị chín mé tại mục sức khỏe làm đẹp, giúp bạn đọc bình tĩnh xử lý và có phương pháp xử trí tốt nhất với những lời khuyên tốt nhất!

Bệnh chín mé tiến triển như thế nào?

Giảng viên trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược chia sẻ đến bạn đọc thông tin về tiến triển chín mé tại đầu ngón tay, chân như sau:

  • Trong 1 – 3 ngày đầu tiên sau khi bị tổn thương chín mé, ở đầu ngón tay hoặc ngón chân sẽ bị tấy đỏ, sưng phồng, gây ngứa và nhức, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và khó cử động ngón tay, ngón chân do bị cứng.
  • Trong 4 -7 ngày tiếp theo của bệnh chín mé, tổn thương viêm nhiễm trùng bắt đầu lan rộng ra xung quanh ngón tay hoặc ngón chân, gây đau nhức, căng và giật theo từng nhịp mạch đập. Khi này, tình trạng viêm có thể khiến bệnh nhân bị sốt nhẹ.
  • Trong những ngày tiếp theo của bệnh chín mé, vị trí bị viêm nhiễm trùng sẽ bị mưng mủ. Giả sử trường hợp không xử trí phù hợp, chín mé đầu ngón tay, ngón chân có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm xương, viêm bao hoạt dịch, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm cho người bệnh đặc biệt người có miễn dịch kém.

Nên làm gì khi bị chín mé?

Khi bị chín mé bệnh nhân không nên quá lo lắng, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn cũng như hướng dẫn cụ thể. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Sau đây là một số lời khuyên dành cho bệnh nhân bị chín mé:

  • Giữ gìn vệ sinh vùng bị chín mé bằng cách rửa vùng tổn thương với thuốc tím pha loãng có pha loãng với nước. Sau khi vệ sinh cần bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ như Fucidin, Foban, Bactroban, thuốc kháng sinh này sẽ giúp hạn chế sự gia tăng tình trạng nhiễm trùng.
  • Trong tình huống bệnh nhân bị chín mé mưng mủ, cần đến cơ sở y tế ngay để được xử trí đúng cách. Tại cơ sở y tế có đủ trang thiết vị vô khuẩn thì các bác sĩ sẽ tiến hành rạch để dẫn lưu mủ thoát ra. Bác sĩ có thể kết hợp thuốc Tây Y như kháng sinh, chống viêm trong điều trị chín mé.
  • Trường hợp sau khi điều trị nêu trên nhưng chỗ bị chín mé vẫn sưng và gây đau nhiều, hoặc không đáp ứng điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang để xem xét chín mé có gây biến chứng không.

Bệnh chín mé có nguy hiểm không?

Bệnh chín mé cần làm gì?

Để phòng ngừa bị chín mé, giảng viên Cao đẳng Y dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyên các bạn lưu ý một số điểm cơ bản như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ mỗi ngày.
  • Không ngâm tay, chân quá lâu trong nước.
  • Tránh đi chân trần, đặc biệt là ở vùng đất cát.
  • Không cắt móng tay, móng chân sát vào da, đặc biệt là vùng sâu hai bên cạnh móng của ngón tay, ngón chân. Giữ móng dài hơn da để tránh góc móng tay, chân đâm vào da gây chín mé.

Thông tin về bệnh chín mé tại website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế phác đồ cũng như ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyến cáo bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tránh biến chứng không đáng có do chín mé gây ra!

Nguồn: Tổng hợp bởi yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tự chế mặt nạ dưỡng da hiệu quả từ nguyên liệu đơn giản sẵn có

Mách bạn 2 công thức mặt nạ làm đẹp da hiệu quả dễ làm, dễ ...