Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Cách nhận biết bệnh Chân Tay Miệng ở trẻ em

Cách nhận biết bệnh Chân Tay Miệng ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh Chân-Tay-Miệng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tạo thành dịch lớn. Sau đây là những cách nhận biết bệnh Chân Tay Miệng ở trẻ em.

Cách nhận biết bệnh Chân Tay Miệng ở trẻ em

Cách nhận biết bệnh Chân Tay Miệng ở trẻ em

Bệnh Chân-Tay-Miệng là gì?

Theo tin tức Y tế mới nhất cho biết, bệnh Chân Tay Miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Chân-Tay-Miệng ở trẻ em

Khi trẻ bị mắc bệnh Chân Tay Miệng thường có những triệu chứng sau:

Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối …

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu của bệnh Chân-Tay-Miệng, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở Y tế, bệnh viện để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn và sớm chữa trị. Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nếu bệnh Chân-Tay-Miệng ở trẻ phát hiện muộn thì nguy cơ gây ra biến chứng hoặc hậu quả đáng tiếc rất cao. Vì thế nên hãy thường xuyên chú ý tới vệ sinh của trẻ để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.

Phân loại bệnh Chân-Tay-Miệng ở trẻ

Bệnh Chân-Tay-Miệng nhẹ ở trẻ

Bệnh Chân-Tay-Miệng nhẹ thường có tổn thương da đi kèm hoặc không kèm sốt và có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, người trực tiếp chăm sóc trẻ phải có những thông tin và biết cách chăm sóc bệnh nhi.

Bệnh Chân-Tay-Miệng nhẹ ở trẻ

Bệnh Chân-Tay-Miệng nhẹ ở trẻ

Lợi ích khi chăm sóc trẻ bị Chân-Tay-Miệng ở nhà đó là trẻ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. Nếu phát hiện những biến chứng nặng thêm thì bạn cần đưa bé tới cơ sở Y tế sớm nhất.

Xem thêm: bệnh xương khớp

Bệnh Chân-Tay-Miệng nặng ở trẻ

Biểu hiện bệnh Chân-Tay-Miệng nặng

  • Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Ibuprofen đường uống cần được đưa đến bệnh viện ngay.
  • Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
  • Khó thở: có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Phát hiệu triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….

Biểu hiện bệnh Chân-Tay-Miệng nặng

Biểu hiện bệnh Chân-Tay-Miệng nặng

  • Rối loạn ý thức: có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Cần phát hiện rất sớm từ khi trẻ ngủ gà, chậm chạp.
  • Tiểu ít: có thể là biểu dấu hiệu sớm của tình trạng nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đánh giá số lượng như chai nước nhựa.
  • Một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….

Chăm sóc trẻ bị Chân-Tay-Miệng nặng

Bệnh chân-tay -miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục:

  • Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…
  • Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Trên đây là cách nhận biết bệnh Chân Tay Miệng ở trẻ, mong rằng bạn sẽ có những thông tin hữu ích để ngăn ngừa, phát hiện cũng như phòng chống bệnh Chân-Tay-Miệng ở trẻ.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

 

Có thể bạn quan tâm

Những điều ba mẹ cần biết về tiêu chảy cấp do Virus Rota ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy cấp do Virus Rota là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. ...