Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Bài thuốc đông y hay từ cây ngải cứu

Bài thuốc đông y hay từ cây ngải cứu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ngải cứu không chỉ thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn mà còn là một trong những nguyên liệu quan trọng trong các bài thuốc Đông Y tốt cho sức khỏe.

Bài thuốc đông y hay từ cây ngải cứu

Bài thuốc đông y hay từ cây ngải cứu

Theo Y Dược học Việt Nam, cây ngải cứu có mùi thơm nồng, khi ăn có vị đắng và vị đắng như thế nào còn phụ thuộc vào mùa. Trong Đông Y, cây ngài cứu được cắt nhỏ, sao khô để làm thuốc chữa bệnh với nhiều tên gọi khác nhau như cây thuốc cứu, cỏ linh li, cây thuốc cứu hay ngải điệp,…Đặc điểm để nhận biết cây ngải cứu đó là thân có rãnh dọc, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Đặc biệt, cây ngải cứu được mọc dại ở rất nhiêu nơi trên cả nước nên việc tìm kiếm đối với loại thảo dược này không khó.

Tác dụng của cây ngải cứu trong các bài thuốc dân gian

Cây ngải cứu không chỉ được biết đến là loại thực phẩm trong các bữa ăn mà cây ngải cứu còn biết đến là loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh. Với vị đắng, cay ấm, cây ngải cứu có tác dụng trong việc điều kinh, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, ôn khí huyết và lá ngải cứu sao cháy có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu.

Với lịch sử Y học ngàn đời của Đông Y, cây ngải cứu được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân. Với mỗi loại bệnh, cây ngải cứu lại được biến hóa khác nhau theo bàn tay của người thầy thuốc và được người dân áp dụng đến ngày hôm nay.

Cây ngải cứu là thuốc điều kinh

 Cây ngải cứu có tác dụng trong việc điều kinh đối với mỗi chị em. Chỉ với 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, uống 3 lần trong một ngày trước một tuần đến kinh theo dự kiến. Trong trường hợp kinh nguyệt không đều thì đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, bạn lấy 10g ngải cứu khô đun trong 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Việc áp dụng các liệu pháp sử dụng như trên, các chị em sẽ thấy đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Bài thuốc Đông Y chữa thân nhiệt nóng từ cây ngải cứu

Bài thuốc Đông Y chữa thân nhiệt nóng từ cây ngải cứu

Chỉ với 200gr lá ngải cứu sao khô nấu trong 250ml nước còn 100ml và uống trong ngày bạn đã có thể chữa đi lỵ ra máu, thân nhiệt nóng, băng huyết, viêm xoang mũi, chảy máu cam,…

Bài thuốc Đông Y chữa ho, cảm cúm

Với nguyên liệu đơn giản gồm 300gr ngải cứu, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh), 100gr lá khuynh diệp) nấu trong 2 lít nước, sau khi sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Với cách làm đơn giản, bạn đã có thể điều trị cảm cúm, ho, đau đầu một cách hiệu quả.

Cây ngải cứu có tác dụng trong việc giúp an thai

Theo các bác sĩ giảng dạy tại các trường Cao đẳng Y Hà Nội cho biết cây ngải cứu có tác dụng trong việc giúp an thai do không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. Trong trường hợp người đang mang thai có hiện tượng đau bụng, ra máu, bạn dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml và uống 3-4 lần uống/ngày

Bài thuốc lưu thông máu lên não

Không cần khi mắc bệnh mới chữa, bạn có thể phòng ngừa các bệnh bằng việc đưa rau ngải cứu vào trong bữa ăn của mình như lấy một nắm lá ngải cứu, cát nhỏ sau đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm vừa miệng và đổ vào chảo dầu chiên chín. Với món ăn đơn giản này bạn có lưu thông máu lên não hiệu quả.

Mặc dù ngải cứu có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng, bởi nếu bạn lạm dụng quá đà sẽ gây ra trường hợp ngộ độc, làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật, trường hợp này có thể cục bộ hoặc toàn thân co giật. Nếu xảy ra nhiều lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.

Nguồn: Yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu Tứn khửn có công dụng như thế nào với nam giới?

Dược liệu Tứn khửn, còn được biết đến với tên gọi là “thần dược” của ...